Chế độ của Bảo hiểm xã hội đã hình thành khá lâu trước khi xuất hiện thuật ngữ an sinh xã hội và Bảo hiểm xã hội được xem như một trụ cột chính của an ninh xã hội, là quỹ tiền bảo hộ cho cuộc sống của người lao động. Hàng tháng, số tiền được chi vào quỹ bảo hộ trên chiếm >10,5% lương của người lao động, không chỉ người lao động mà người sử dụng lao động cũng phải chi trả một khoản chi phí khi người lao động ốm đau và thôi việc,…Tuy nhiên, vẫn nhiều người lao động và doanh nghiệp vẫn chưa nắm rõ hết các chế độ bảo hiểm hiện có. Vậy bảo hiểm xã hội là gì? Lợi ích của bảo hiểm xã hội đang đến là gì? Bài viết dưới đây giúp mọi người có cái nhìn tổng quan, khái quát nhất về Bảo hiểm xã hội.
Nội dung bài viết
Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014;
- Nghị định số 115/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;
- Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
I. Tổng quan về Bảo hiểm xã hội (BHXH)
1. Bảo hiểm xã hội là gì?
Hiện nay, pháp luật quy định chi tiết và cụ thể về chế độ bảo hiểm xã hội là Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Ngoài ra, còn có các văn bản pháp luật khác cũng quy định, hướng dẫn về BHXH như Nghị định số 115/2015/NĐ-CP, Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH,…
Về khái niệm BHXH, hiện nay có rất nhiều sách báo, giáo trình Đại học cũng có đưa ra thêm các quan điểm khác nhau dưới các góc nhìn khác nhau.
Dưới góc độ kinh tế: BHXH không trực tiếp chữa bệnh khi người lao động ốm đau, tai nạn hay sắp xếp công việc mới cho họ khi họ mất việc làm mà chỉ giúp đỡ họ có một phần thu nhập khi người lao động bị giảm hoặc mất khả năng lao động.
Dưới góc độ pháp lý: Chế độ BHXH là tổng hợp những quy định của pháp luật, do Nhà nước ban hành, quy định về các hình thức đảm bảo về vật chất và tinh thần cho người lao động hoặc người thân trong gia đình người lao động khi họ bị mất hoặc giảm một phần khả năng lao động.
Vậy tóm lại bảo hiểm xã hội là gì?
Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách xã hội quan trọng của Nhà nước. BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc chia sẻ rủi ro từ các nguồn quỹ nhằm bảo vệ người lao động và gia đình khi họ mất khả năng làm việc, giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội. Nói cách khác thì Bảo hiểm xã hội là trụ cột chính trong hệ thống an ninh xã hội ở mỗi nước.
Các yếu tố cấu thành nên một chế độ bảo hiểm xã hội bao gồm: Đối tượng hưởng; Điều kiện hưởng; Mức hưởng và thời gian hưởng trợ cấp BHXH.
2. Các chế độ của bảo hiểm xã hội
Các chế độ bảo hiểm xã hội tại Việt Nam hiện nay bao gồm:
– Chế độ bảo hiểm ốm đau;
– Chế độ bảo hiểm xã hội tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp;
– Chế độ bảo hiểm thai sản;
– Chế độ bảo hiểm thất nghiệp;
– Chế độ hưu trí;
– Chế độ bảo hiểm y tế;
– Chế độ tử tuất.
3. Quyền lợi của Bảo hiểm xã hội
Khi tham gia BHXH, người tham gia được hưởng những quyền lợi sau:
– Được tham gia và hưởng các chế độ theo Luật BHXH;
– Được cấp và quản lý sổ BHXH và nhận lại sổ khi không còn làm việc;
– Nhận lương hưu và trợ cấp đầy đủ, kịp thời theo các hình thức sau:
+ Nhận trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc tổ chức dịch vụ được ủy quyền;
+ Nhận thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng;
+ Thông qua công ty, tổ chức nơi làm việc hay người sử dụng lao động;
– Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp: đang hưởng lương hưu, nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản, nhận con nuôi, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hay trợ cấp ốm đau;
– Chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được thanh toán chi phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện hưởng BHXH;
– Ủy quyền nhận lương hưu, trợ cấp BHXH cho người khác;
– Được cung cấp thông tin về đóng BHXH theo định kỳ; yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng và quyền được hưởng các chế độ của BHXH;
– Người tham gia được khiếu nại, tố cáo và khởi kiện BHXH theo quy định pháp luật.
4. Sự khác nhau về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế (BHYT)
Bảo hiểm y tế (BHYT) là loại hình bảo hiểm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Người tham gia BHYT sẽ được trả một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh và thuốc men.
BHXH có bao gồm bảo hiểm y tế không?
Câu trả lời là không. Mặc dù BHXH và BHYT có sự liên quan và tương đồng nhưng chúng là 2 phạm trù khác nhau.
Điểm khác biệt giữa bảo hiểm y tế và BHXH là gì?
Điểm khác nhau cơ bản của BHXH và BHYT là phương thức thanh toán, cụ thể:
- Bảo Hiểm Y Tế: Người tham gia BHYT khi khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, thai sản… sẽ được BHYT thanh toán hoặc giảm các chi phí trực tiếp mà không cần phải làm hồ sơ.
- Bảo Hiểm Xã Hội: Người lao động bị mất hoặc giảm thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết… muốn hưởng chế độ BHXH phải làm hồ sơ và gửi lên cơ quan bảo hiểm. Sau khi hồ sơ được giải quyết, người lao động mới nhận được khoản trợ cấp. Tất cả mọi người đều có thể tham gia BHYT. Nhưng đối tượng tham gia của BHXH chỉ là người lao động và ngoài độ tuổi lao động. Ngoài ra, BHXH và bảo hiểm y tế còn khác nhau ở mức đóng, quyền lợi được hưởng…
Luật Bảo hiểm y tế thường xuyên thay đổi, bổ sung nhiều chính sách mới có lợi cho người sử dụng BHYT. Từ ngày 31/12/2018, tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP đã bổ sung thêm các đối tượng hưởng và các mức hưởng BẢO HIỂM Y TẾ cho người lao động.
II. Phân loại bảo hiểm xã hội
Căn cứ theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì phân loại bảo hiểm xã hội theo hình thức của bảo hiểm xã hội gồm bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.
BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện đều là hai loại hình BHXH được quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành. Vậy sự khác nhau giữa hai loại hình bảo hiểm này là gì? طريقة لعب البلاك جاك Click vào đây nhe!
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc
1.1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì?
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là một loại hình BHXH, khái niệm BHXH bắt buộc được quy định tại khoản 2 Điều 3 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:
– Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
– BHXH bắt buộc bao gồm các chế độ: thai sản, ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tuổi tuất.
1.2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
1.2.1. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động
Đối tượng |
Quỹ BHXH |
Quỹ TNLĐ, BNN |
Quỹ BHTN |
Quỹ BHYT |
Tổng mức đóng |
|
Qũy hưu trí, tử tuất |
Quỹ ốm đau, thai sản |
|||||
Người lao động Việt Nam |
8% |
0 |
0 |
1% |
1,5% |
10,5% |
Người lao động nước ngoài |
0 |
0 |
0 |
0 |
1,5% |
1,5 % |
1.2.2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người sử dụng lao động
Đối tượng |
Quỹ BHXH |
Quỹ TNLĐ, BNN |
Quỹ BHTN |
Quỹ BHYT |
Tổng mức đóng |
|
Qũy hưu trí, tử tuất |
Quỹ ốm đau, thai sản |
|||||
Người sử dụng lao động Việt Nam |
14% |
3% |
0,5% |
1% |
3% |
21,5% |
Người sử dụng lao động nước ngoài |
0 |
3% |
0,5% |
0 |
3% |
6,5 % |
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho lao động người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động, bao gồm: mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Để biết cụ thể bạn có thể xem bài viết chi tiết về mức đóng bảo hiểm xã hội cho lao động nước ngoài !
1.3. Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc
Điều kiện hưởng, mức hưởng và thời gian hưởng của các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở mức tiền lương đóng BHXH của người lao động, bao gồm: Chế độ ốm đau; tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; thai sản; thất nghiệp; hưu trí; tử tuất. Để biết cụ thể bạn có thể xem bài viết chi tiết về chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc
1.3.1. Chế độ ốm đau
Căn cứ theo Điều 25 của Luật BHXH 2014, thì khi người lao động bị ốm đau, tai nạn không phải là tai nạn lao động hoặc tự hủy hoại sức khỏe của họ và có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y Tế thì họ sẽ được nghỉ hưởng chế độ ốm đau. Trường hợp người lao động có con dưới 7 tuổi cũng sẽ được hưởng chế độ nghỉ con ốm nếu như có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau cùng mức hưởng chế độ ốm đau của người lao động sẽ phụ thuộc vào đối tượng hưởng, làm việc trong môi trường bình thường hay làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại , nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Sau khi hưởng chế độ ốm đau, trong vòng 30 ngày kể từ ngày quay lại làm việc mà sức khỏe người lao động chưa được phục hồi thì họ còn được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau.
Thời gian hưởng, mức hưởng của người lao động phụ thuộc vào đối tượng hưởng, làm việc trong môi trường bình thường hay làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại , nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Thông tin chi tiết, người lao động tham khảo TẠI ĐÂY .
1.3.2. Chế độ thai sản
Người lao động thuộc đối tượng và thuộc một trong các trường hợp theo quy định tại Điều 30 và Điều 31 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 khi đang đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ ốm đau và thai sản sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản.
Đối với người lao động nữ đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản sẽ được nghỉ khám thai; nghỉ hưởng chế độ khi sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; nghỉ hưởng chế độ khi sinh con; nghỉ hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai. Ngoài ra, lao động nữ khi mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi cũng sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản khi đủ điều kiện hưởng.
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Lao động nữ sau khi hưởng chế độ thai sản, trong vòng 30 ngày kể từ ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con. Bạn có thể tham khảo chế độ thai sản cho chồng khi vợ sinh con .
1.3.3. Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
– Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động khi bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
+ Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
+ Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
+ Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.
– Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp như sau:
+ Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại;
+ Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định tại khoản 1 Điều này.
Người lao động khi bị tai nạn lao động thuộc đối tượng quy định tại Điều 42 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và đủ điều kiện được quy định thuộc Điều 43, Điều 44 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 sẽ được hưởng trợ cấp một lần hoặc trợ cấp hàng tháng tùy thuộc vào mức độ suy giảm khả năng lao động, thời gian tham gia bảo hiểm xã hội.
Ngoài khoản trợ cấp một lần và trợ cấp hàng tháng, người lao động khi đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động, chế độ bệnh nghề nghiệp còn có thể được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình; hưởng trợ cấp phục vụ hàng tháng; trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao đọng, bệnh nghề nghiệp; dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật.
Khi tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ – BNN), người lao động sẽ có những khoảng thời gian nghỉ việc để hưởng chế độ bảo hiểm theo quy định. Thông tin chi tiết xem tại đây
1.3.4. Chế độ hưu trí
Về điều kiện nghỉ hưu của người lao động thì theo quy định sẽ phụ thuộc vào tuổi, thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tối thiểu là 20 năm, công việc, mức suy giảm khả năng lao động,… được quy định tại Điều 54 và Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
+ Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
+ Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
+ Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Về thời điểm hưởng lương hưu thì là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật. Đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại điểm h khoản 1 Điều 2 của Luật này, thời điểm hưởng lương hưu được tính từ tháng liền kề khi người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu và có văn bản đề nghị gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Đối với người lao động quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 của Luật này và người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.
Bảo hiểm xã hội 1 lần
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
+ Ra nước ngoài để định cư;
+ Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
Trước xu hướng hiện nay, người lao động nhận bảo hiểm xã hội một lần không giảm mà tiếp tục gia tăng,nhất là với nhóm người lao động sau độ tuổi 35 bởi đó là quyền lợi của họ khi đến đủ điều kiện lãnh, hưởng, nhận theo quy định. Tuy nhiên việc xác định cách tính, mức hưởng và quyền lợi liên quan vẫn là vướng mắc của nhiều người lao động. Cùng nhau tìm hiểu tại đây nhe!
1.3.5. Chế độ tử tuất
Chế độ tử tuất hiện nay sẽ gồm có trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất hàng tháng, trợ cấp tuất một lần.
Căn cứ Khoản 1 Điều 67 Luật BHXH 2014 những người đang tham gia BHXH, hoặc đang bảo lưu thời gian đóng; tòa tuyên án là chết, trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng:
+ Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
+ Đang hưởng lương hưu;
+ Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
+ Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
Căn cứ Khoản 2 Điều 67 Luật BHXH 2014 quy định thân nhân của những người quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
+ Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;
+ Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Mức trợ cấp tuất hàng tháng phụ thuộc vào mức lương cơ sở, mức trợ cấp tuất một lần phụ thuộc vào thời gian tham gia bảo hiểm xã hội và mức tiền lương bình quân đóng bảo hiểm xã hội.
1.3.6. Bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm thất nghiệp là một chế độ trong hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội, có mục đích hỗ trợ thu nhập cho người lao động bị mất thu nhập do thất nghiệp. Để được hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động phải đang tham gia đóng góp vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong khoảng thời gian 24 tháng trước khi bị thất nghiệp. Trong thời gian 3 tháng kể từ ngày thất nghiệp, người lao động phải nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm dịch vụ việc làm. Người được hưởng bảo hiểm thất nghiệp phải chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp. Tham khảo bảo hiểm thất nghiệp chi tiết TẠI ĐÂY
Về thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp phụ thuộc vào thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Và làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp thì trong thời gian 3 tháng kề từ khi thất nghiệp, người lao động phải nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm dịch vụ việc làm. Tham khảo quy trình và thủ tục làm hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện
2.1. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức mà người tham gia bảo hiểm được quyền lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với tài chính của mình và Nhà nước có chính sáchhỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Căn cứ theo Khoản 4, Điều 2 Luật BHXH số 58/2014/QH13 quy định công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không nằm trong nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đều có thể tham gia BHXH tự nguyện. Và khi nào cần tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì người lao động căn cứ theo đúng quy định nêu trên xem mình thuộc nhóm đối tượng nào để có thể đóng BHXH.
2.2. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Căn cứ Điều 87 của Luật BHXH Việt Nam 2014 quy định chi tiết mức đóng BHXH tự nguyện cho người lao động như sau: Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
+ Đóng hằng tháng;
+ Đóng 03 tháng một lần;
+ Đóng 06 tháng một lần;
+ Đóng 12 tháng một lần;
+ Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;
+ Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu trên 10 năm nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo một trong các phương thức trên cho đến khi thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu.
2.3. Các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện
2.3.1. Chế độ hưu trí
Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đủ điều kiện về tuổi và thời gian tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng chế độ hưu trí.
Mức lương hưu hàng tháng phụ thuộc vào thời gian tham gia bảo hiểm xã hội và mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần. العاب للربح من الانترنت Trong đó:
+ Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm và từ năm 2022 trở đi là 20 năm.
+ Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
+ Sau đó cứ mỗi năm thì được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
Thời điểm hưởng lương hưu của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính từ tháng liền kề sau tháng người tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng lương hưu.
Người lao động thuộc các trường hợp dưới đây sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội một lần thay vì lương hưu hàng tháng:
+ Đủ điều kiện về tuổi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 73 của Luật này nhưng chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội mà không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội;
+ Ra nước ngoài để định cư;
+ Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
2.3.2. Chế độ tử tuất
Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện từ đủ 60 tháng ( 05 năm) trở lên và người đang hưởng lương hưu sẽ được hưởng trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở (mức trợ cấp hiện tại là 14,9 triệu đồng), dành cho người có thời gian đóng từ đủ 60 tháng trở lên hoặc đang hưởng lương hưu.
Người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội, người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người đang hưởng lương hưu khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là loại hình bảo hiểm mà người tham gia lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Tham gia BHXH tự nguyện là nhu cầu chung của nhiều người dân nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về quy định liên quan đến loại hình bảo hiểm này. Nhấn vào đây để tham khảo nhe!
III. Sổ bảo hiểm xã hội
Hiện nay mỗi người lao động sau khi ký hợp đồng lao động với bên người sử dụng lao động sẽ có một quyển sổ bảo hiểm xã hội. Vậy sổ hiểm xã hội để làm gì? Sổ bảo hiểm xã hội là Sổ dùng để ghi chép quá trình làm việc, đóng và hưởng bảo hiểm xã hội làm căn cứ để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
Sổ bảo hiểm xã hội hiện nay bao gồm bìa sổ bao gồm những thông tin cơ bản của người tham gia bảo hiểm xã hội và số sổ bảo hiểm xã hội hoặc mã số sổ bảo hiểm xã hội; tờ rời trong sổ bảo hiểm xã hội có nội dung là quá trình tham gia đóng bảo hiểm xã hội.
Vậy mã sổ bảo hiểm xã hội là gì? Số sổ bảo hiểm xã hội là gì? bet365.com Mã số sổ bảo hiểm xã hội có phải là số sổ bảo hiểm xã hội hay không? Vấn đề này được quy định tại công văn 3340/BHXH-ST năm 2017 về cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế theo mã số bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành, theo đó:
Thay thế cụm từ “Số sổ:” in trên bìa và tờ rời của sổ BHXH bằng cụm từ “Mã số:”
Ví dụ: bìa và tờ rời sổ BHXH trước đây in “Số sổ: 0118000001”, nay được in là “Mã số: 0118000001”
Sổ BHXH được cấp mới, cấp lại theo mẫu (mới) từ ngày 01/8/2017.
Như vậy, về bản chất số sổ bảo hiểm xã hội và mã số BHXH là giống nhau.
Chúc các bạn ngày mới tốt lành!
Leave a Reply