TẠM HOÃN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG DO DỊCH COVID-19

Labor-Social Securities

,

Tax – Accounting – Finance

,

Tin tức – Sự kiện mới

Những điều người lao động (NLĐ) cần biết khi tạm hoãn hợp đồng lao động (HĐLĐ) vì dịch Covid-19 để đảm bảo tốt nhất quyền lợi của mình.

1. Thế nào là tạm hoãn hợp đồng lao động?

Theo cách hiểu thông thường, tạm hoãn hợp đồng lao động là việc tạm dừng thực hiện hợp đồng lao động trong một thời gian nhất định vì các lý do theo pháp luật quy định hoặc thỏa thuận giữa hai bên.

Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo Khoản 1 Điều 30 và Điều 138 Bộ luật Lao động 2019, bao gồm: – Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; – Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự; – Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc; – Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi. – Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; – Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; – Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác; – Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.

2. Tạm hoãn hợp đồng lao động thì lương và bảo hiểm xã hội sẽ thế nào?

Theo khoản 2 Điều 30 Bộ luật Lao động 2019 và khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì: – Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác. – Nếu người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội.

3. Người lao động được nhận lại sau khi đã hết thời hạn tạm hoãn

Theo Điều 31 Bộ luật Lao động 2019, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác. Trường hợp người sử dụng lao động không nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, trừ trường hợp người sử dụng lao động và người lao động có thỏa thuận khác thì sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng theo Điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 28/2020/NĐ-CP. Ngoài ra, buộc trả lương cho người lao động trong những ngày không nhận người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo Khoản 4 Điều 10 Nghị định 28/2020/NĐ-CP.

4. Được hỗ trợ tiền hỗ trợ Covid-19 nếu đáp ứng điều kiện

Theo quy định tại Điều 13 và 14 Quyết định 23/2021/QĐ-TTg thì điều kiện và mức hỗ trợ đối với người tạm hoãn hợp đồng lao động vì Covid-19 như sau:

4.1. Đối tượng được hỗ trợ tiền hỗ trợ Covid-19

– Người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi là doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ sở giáo dục) bị tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 – Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động, từ 15 ngày liên tục trở lên, tính từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021 – Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại tháng liền kề trước thời điểm người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương.

4.2. Mức hỗ trợ và phương thức chi trả – Mức hỗ trợ: + 1.855.000 đồng/người đối với người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động từ 15 ngày liên tục trở lên đến dưới 1 tháng (30 ngày). + 3.710.000 đồng/người đối với người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động từ 01 tháng (30 ngày) trở lên. + Người lao động đang mang thai được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/người; người lao động đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 06 tuổi thì được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/trẻ em chưa đủ 06 tuổi và chỉ hỗ trợ cho 01 người là mẹ hoặc cha hoặc người chăm sóc thay thế trẻ em. – Phương thức chi trả: Trả 1 lần cho người lao động.

4.3. Hồ sơ, giấy tờ cần nộp

* Hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị để nộp hồ sơ hỗ trợ tiền Covid-19:

– Bản sao văn bản thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương (Số lượng: 1 bản sao) – Danh sách người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng có xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội (Số lượng: 1 bản chính) – Đối với lao động đang mang thai, đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em thì cần 1 Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu một trong các giấy tờ sau: + Giấy tờ chứng minh người lao động đang mang thai; + Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng sinh của trẻ em; + Giấy chứng nhận nuôi con nuôi; + Quyết định giao, nhận chăm sóc thay thế trẻ em của cơ quan có thẩm quyền

Lưu ý: Danh sách người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng cần có xác nhận của Cơ quan BHXH. Người sử dụng lao động cần phải lập danh sách theo mẫu 05 (Phiếu giao nhận hồ sơ 600G) quy định tại Quyết định 23/2021/QĐ-TTg, gửi cơ quan BHXH nơi quản lý thu BHXH qua giao dịch điện tử hoặc Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam, Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Trường hợp chưa giao dịch điện tử thì gửi hồ sơ giấy qua dịch vụ bưu chính.  Đơn vị tự kê khai tự chịu trách nhiệm các thông tin trước pháp luật, cơ quan BHXH chỉ xác nhận các tiêu chí: Họ và tên, mã số BHXH, thời điểm bắt đầu tạm hoãn, nghỉ việc không hưởng lương (ngày tháng năm), thời gian tạm hoãn HĐLĐ/nghỉ không hưởng lương (từ ngày tháng năm đến ngày tháng năm). Thời hạn giải quyết xác nhận danh sách: không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Danh sách người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng: Mẫu 05 

4.4. Các cổng dịch vụ công:

Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam  Cổng Dịch vụ công Quốc gia 

4.5. Quy trình xử lý hồ sơ

– Doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ sở giáo dục đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội. Trong 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động. – Doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ sở giáo dục gửi hồ sơ theo quy định tại Điều 15 Quyết định này đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt trụ sở chính. Thời hạn tiếp nhận hồ sơ chậm nhất đến hết ngày 31 tháng 01 năm 2022. – Trong 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. – Trong 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định phê duyệt Danh sách và kinh phí hỗ trợ; đồng thời chỉ đạo thực hiện chi trả hỗ trợ. Trường hợp không phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

 Quyết định 23/2021/QĐ-TTg về thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19-  

Chúc các bạn thành công!

0 0 votes
Article Rating

Tags :

Labor-Social Securities

,

Tax – Accounting – Finance

,

Tin tức – Sự kiện mới

Share This :

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

10
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x