– Mức lương cơ sở dùng để tính lương cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang.
– Lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất theo vùng mà NLĐ làm việc theo HĐLĐ tại vùng đó được nhận. Khác với lương cơ sở, lương tối thiểu vùng áp dụng chung cho tất cả NLĐ làm việc theo HĐLĐ trong doanh nghiệp. المراهنات على المباريات
=> Những mức lương này là cơ sở để tính BHXH và trợ cấp cho NLĐ.
1. Những thay đổi về mức lương cơ sở và lương tối thiểu vùng trong năm 2019:
a. Mức lương cơ sở:
** Căn cứ vào Nghị quyết số 70/2018/QH14 về dự toán ngân sách nhà nước, thì:
Từ ngày 01/07/2019, mức lương cơ sở tăng từ 1.390.000 đồng/tháng lên 1.490.000 đồng/tháng (tăng thêm 100.000 đồng/tháng so với quy định hiện hành Nghị định 72/2018/NĐ-CP).
b. Lương tối thiểu vùng:
Căn cứ vào Nghị định 157/2018/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, thì:
Từ ngày 01/01/2019, mức lương tối thiểu vùng được ấn định như sau:
– Mức 4,18 triệu đồng/tháng áp dụng với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I (hiện nay là 3.980.000 đồng/tháng).
– Mức 3,71 triệu đồng/tháng áp dụng với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II (hiện nay là 3.530.000 đồng/tháng).
– Mức 3,25 triệu đồng/tháng áp dụng với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III (hiện nay là 3.090.000 đồng/tháng).
– Mức 2,92 triệu đồng/tháng áp dụng với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV (hiện nay là 2.760.000 đồng/tháng).
Xem thêm chi tiết tại đây: Tăng mức lương tối thiểu vùng
2. Tác động của việc tăng lương đến mức đóng và mức hưởng trợ cấp cấp BHXH của người lao động:
a. Tác động từ việc tăng mức lương cơ sở
Mức lương cơ sở tăng ảnh hưởng đến mức hưởng cho các chế độ BHXH năm 2019 cũng tăng theo.
** Cụ thể như sau:
– Tăng mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày (30% mức lương cơ sở) bằng 447.000 đồng (hiện hành là 417.000 đồng).
– Lao động nữ sinh con hoặc NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con (2 lần mức lương cơ sở) bằng 2.980.000 đồng (hiện hành là 2.780.000 đồng).
– Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được trợ cấp một lần (2 lần mức lương cơ sở) bằng 2.980.000 đồng (hiện hành là 2.780.000 đồng) cho mỗi con.
– Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày (30% mức lương cơ sở) bằng 447.000 đồng (hiện hành là 417.000 đồng).
– Mức trợ cấp một lần với NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%:
+ Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng thêm (5 lần mức lương cơ sở) là 7.450.000 đồng (hiện hành là 6.950.000 đồng), sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm (0.5 lần mức lương cơ sở) là 745.000 đồng (hiện hành là 695.000 đồng);
+ Ngoài mức trợ cấp nêu trên, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
– Mức trợ cấp hằng tháng với NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên:
+ Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng (30% mức lương cơ sở) bằng 447.000 đồng (hiện hành là 417.000 đồng), sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm (2% mức lương cơ sở) 29.800 đồng (hiện hành là 27.800 đồng);
+ Ngoài mức trợ cấp nêu trên, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
– NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng quy định tại Điều 47 của Luật BHXH 2014, hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ (bằng mức lương cơ sở) bằng 1.490.000 đồng (hiện hành là 1.390.000 đồng).
– NLĐ đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần (36 lần mức lương cơ sở) bằng 53.640.000 đồng (hiện hành là 50.040.000 đồng).
– Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật:
+ Một ngày bằng (25% mức lương cơ sở) là 372.500 đồng (hiện hành là 347.500 đồng) nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình;
+ Một ngày bằng (40 % mức lương cơ sở) là 596.000 đồng (hiện hành là 556.000 đồng) nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung.
– Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất của NLĐ tham gia BHXH bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật BHXH 2014 bằng 1.490.000 đồng (hiện hành là 1.390.000 đồng), trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 và khoản 3 Điều 54 của Luật BHXH 2014.
– Trợ cấp mai táng bằng (10 lần mức lương cơ sở) 14.900.000 đồng (hiện hành là 13.900.000 đồng)
– Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng ( 50% mức lương cơ sở) 745.000 đồng (hiện hành là 695.000 đồng); trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng (70% mức lương cơ sở) 1.043.000 đồng (hiện hành là 973.000 đồng).
– NLĐ vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện có từ đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên thì điều kiện, mức hưởng lương hưu thực hiện theo chính sách BHXH bắt buộc; mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng 1.490.000 đồng (hiện hành là 1.390.000 đồng), trừ đối tượng quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật BHXH 2014.
b. Tác động từ việc tăng mức lương tối thiểu vùng:
– Căn cứ theo Điểm 2.2, Khoản 2, Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH, thì:
Tiền lương đóng BHXH sẽ bao gồm mức lương, phụ cấp lương (phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự).
– Căn cứ tại Điểm 2.6, Khoản 2, Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH, thì:
+ Mức lương đóng BHXH không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.
+ Mức đóng bảo hiểm của người lao động (NLĐ) sẽ bao gồm: 8% hưu trí, tử tuất, 1% bảo hiểm thất nghiệp, 1.5% bảo hiểm y tế, tổng là 10.5%.
+ Vào 01/01/2019 thì mức lương tối thiểu vùng tăng từ 160.000 – 200.000 (đồng/tháng) thì số tiền mỗi tháng mà NLĐ phải đóng tăng tối thiểu từ 16.800 – 21.000 (đồng/tháng).
Như vậy ta thấy việc tăng mức lương tối thiểu vùng cùng với mức lương cơ sở thì đều tác động đến mức đóng và hưởng trợ cấp của người lao động. Tuy nhiên cần lưu ý việc tăng mức lương tối thiểu vùng thì được áp dụng từ 01/01/2019 còn việc tăng mức lương cơ sở thì thực hiện từ 01/07/2019. العاب وجوائز مالية حقيقية
Chúc các bạn làm tốt công việc kế toán!
Trên đây là những quy định mà người lao động cũng như người sử dụng lao động cần lưu ý vào năm 2019. لعبة الحظ الحقيقية
Bạn đang cần một đơn vị độc lập về dịch vụ lao động – bảo hiểm có kinh nghiệm có thể giúp bạn tư vấn và hỗ trợ cho bạn, thì có thể tham khảo ở đây:
DỊCH VỤ LAO ĐỘNG – BẢO HIỂM
CÔNG TY TNHH ĐẠI LÝ THUẾ Q.P.T
Mr.Quang: 093 8753 116 – Ms.Yến: 037 3700 906
Email: qpt.taxagent@qpt.com.vn – Web: http://www.qpt.com.vn
Leave a Reply