ĐIỀU KIỆN ĐỂ CHI PHÍ LÃI VAY ĐƯỢC TÍNH VÀO CHI PHÍ HỢP LÝ

Tax – Accounting – Finance, Tin tức – Sự kiện mới

1. Điều kiện để chi phí lãi vay hợp lý khi tính thuế TNDN:
– Phải góp đủ vốn điều lệ đã đăng ký theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của DN.
– Nếu vay của cá nhân, tổ chức… không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế thì (lãi suất không vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay)
– Hợp đồng vay tiền.
– Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt (Khi vay, cho vay, trả nợ vay)
– Chứng từ khấu trừ thuế TNCN: 5% (Nếu đi vay của cá nhân khi trả lãi tiền vay phải khấu trừ 5%)
– Hóa đơn GTGT tiền lãi vay (Nếu đi vay của DN (không phải là tổ chức tín dụng) khi trả tiền lãi vay thì phải yêu cầu công ty cho vay xuất hóa đơn)

2. Cách xác định vốn điều lệ còn thiếu và lãi suất:
** Căn cứ theo điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, Các khoản chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN gồm:

” 2.17. Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.

2.18. Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Chi trả lãi tiền vay trong quá trình đầu tư đã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư. لعبة الرهان الرياضي
– Trường hợp doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ, trong quá trình kinh doanh có khoản chi trả lãi tiền vay để đầu tư vào doanh nghiệp khác thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Chi trả lãi tiền vay tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế được xác định như sau:

– Số tiền vay <= số vốn điều lệ còn thiếu
=>Toàn bộ lãi tiền vay là khoản chi không được trừ.

– Số tiền vay > số vốn điều lệ còn thiếu:
a. Nếu phát sinh nhiều khoản vay:
Chi phí lãi vay không được trừ = Vốn điều lệ còn thiếu x Tổng số lãi vay/Tổng số tiền vay
b. Nếu chỉ phát sinh một khoản vay
Chi phí lãi vay không được trừ = Số vốn điều lệ còn thiếu x Lãi suất khoản vay x Tổng số lãi vay”

(Lãi vay thực hiện theo quy định tại điểm 2.17 Điều này)

==> Từ hai công thức ở trên các bạn có có những suy nghĩ những cụm từ còn chưa hiểu rõ nghĩa như:

1. Vốn điều lệ còn thiếu: Được hiểu là đến thời điểm góp vốn theo tín độ góp vốn còn thiếu;
2. Tổng số tiền vay: Là tổng số tiền vay trong giai đoạn số vốn điều lệ góp thiếu.
3. Số tiền lãi vay: Là số tiền lãi vay trong giai đoạn số vốn góp thiếu;

Ví dụ:
– Công ty A trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cấp ngày 02/01/2017, đăng ký vốn điều lệ là 10 tỷ đồng và cam kết góp đủ vốn ngay khi thành lập.
– Thực tế ngày 02/01/2017, các thành viên mới góp được 6 tỷ đồng, số vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu là 4 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 40% số vốn điều lệ đã đăng ký). شركة بوين
– Ngày 01/04/2017, các thành viên góp thêm 2 tỷ đồng, số vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu là 2 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 20% số vốn điều lệ đã đăng ký).
– Từ 01/04/2017 đến 31/12/2017 các thành viên không góp thêm vốn.
– Tổng lãi tiền vay Công ty phải trả trong năm là 1 tỷ đồng, trong đó, lãi tiền vay phải trả giai đoạn từ ngày 02/01 đến ngày 31/03 là 600 triệu đồng, lãi tiền vay phải trả giai đoạn từ ngày 01/04 đến ngày 31/12 là 400 triệu đồng. العب كازينو
==> Chi phí lãi tiền vay không được tính vào chi phí được trừ gồm:
– Giai đoạn từ ngày 02/01 đến ngày 31/03 là 600 triệu đồng x 40% = 240 triệu đồng,
– Giai đoạn từ ngày 01/04 đến ngày 31/12 là 400 triệu đồng x 20% = 80 triệu đồng.
Năm 2017: Trong 1 tỷ đồng chi phí lãi tiền vay, Công ty A không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN là 320 triệu đồng.

(Theo Công văn Số 2826/TCT-CS ngày 25/07/2014 của Tổng cục thuế gửi Cục Thuế tỉnh Đồng Nai)

0 0 votes
Article Rating

Tags :

Tax – Accounting – Finance, Tin tức – Sự kiện mới

Share This :

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

3
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x