1. Mua trả chậm, trả dần là gì?
Theo Điều 453 Bộ luật Dân sự 2015, quy định mua trả chậm, trả dần như sau:“Điều 453: Mua trả chậm, trả dần
Các bên có thể thỏa thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận tài sản mua. Bên bán được bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Hợp đồng mua trả chậm hoặc trả dần phải được lập thành văn bản. Bên mua có quyền sử dụng tài sản mua trả chậm, trả dần và phải chịu rủi ro trong thời gian sử dụng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Như vậy, mua trả chậm là trường hợp bên mua nhận tài sản đã mua bán và sẽ thanh toán tiền mua sau một thời hạn nhất định. Mua trả dần là trường hợp bên mua được nhận tài sản mua bán và phải thanh toán tiền mua tài sản thành nhiều lần trong một thời hạn nhất định.2. Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào hàng trả chậm, trả góp?
Theo Thông tư 26/2015/TT-BTC, Điều 1, Khoản 10 sửa đổi, bổ sung Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 và Điều 10 của Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính) như sau:“c) Đối với hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị hàng hoá, dịch vụ mua từ hai mươi triệu đồng trở lên, cơ sở kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua hàng hoá, dịch vụ bằng văn bản, hoá đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp để kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng thì cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.”
Như vậy, đối với những hóa đơn mua trả chậm nên chưa thanh toán thì doanh nghiệp vẫn sẽ được kê khai thuế GTGT đầu vào nếu hàng hóa đó chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng. Tuy nhiên, nếu khi đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng, doanh nghiệp vẫn chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì doanh nghiệp có phải điều chỉnh giảm không? Theo Thông tư 26/2015/TT-BTC tại Điều 1, Khoản 10 quy định như sau:“Trường hợp khi thanh toán, cơ sở kinh doanh không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì cơ sở kinh doanh phải kê khai, điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã được khấu trừ đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh thuế GTGT đã kê khai, khấu trừ).”
Theo đó, căn cứ theo quy định trên doanh nghiệp phải kê khai điều chỉnh giảm số thuế GTGT được khấu trừ khi doanh nghiệp thanh toán mà không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa dịch vụ có giá trị trên 20 triệu đồng. Doanh nghiệp không phải điều chỉnh giảm cho đến khi đến thời hạn thanh toán mà doanh nghiệp chưa thanh toán tiền hàng. Bên cạnh đó, theo Thông tư 219/2013/TT-BTC tại Điều 18, Khoản 1 quy định đối tượng được hoàn thuế GTGT như sau:“Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc trong quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo; trường hợp lũy kế sau ít nhất mười hai tháng tính từ tháng đầu tiên hoặc sau ít nhất bốn quý tính từ quý đầu tiên phát sinh số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết mà vẫn còn số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế.”
Như vậy doanh nghiệp được hoàn thuế GTGT khi doanh nghiệp có số thuế GTGT lũy kế sau ít nhất 12 tháng tính từ tháng đầu tiên hoặc sau ít nhất 4 quý tính từ quý đầu tiên phát sinh số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết mà vẫn còn số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế mà không phụ thuộc trong đó có số thuế GTGT của hàng hóa chưa thanh toán hoặc đã thanh toán tiền hàng. Như vậy, căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành, các hóa đơn đầu vào mua trả chậm, chưa thanh toán vẫn được phép kê khai, khấu trừ thuế GTGT theo đúng quy định pháp luật. Chỉ những hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán vào kỳ phát sinh việc thanh toán thực tế mới không được phép kê khai, khấu trừ. Tại Công văn số 06/TCT-CS, khi giải đáp thắc mắc của Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh về chính sách thuế GTGT, Tổng cục Thuế đã khẳng định:- Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng thì cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
- Trường hợp đến thời hạn thanh toán ghi trên hợp đồng song đơn vị kinh doanh không có chứng từ thanh toán thì đơn vị kinh doanh vẫn chưa cần phải tiến hành điều chỉnh kê khai.
- Trường hợp khi đến thời điểm thanh toán thực tế, đơn vị kinh doanh không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì khi này bắt buộc phải điều chỉnh kê khai giảm số thuế GTGT đã kê khai với tất cả giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán thực tế.
3. Hiện nay, quy định khấu trừ thuế GTGT đầu vào phải tuân thủ các văn bản pháp lý sau:
- Điều 5, Thông tư 219/2013/TT-BTC;
- Điều 3, Thông tư 119/2014/TT-BTC;
- Điều 10, Thông tư 151/2014/TT-BTC;
- Điều 1, Thông tư 26/2015/TT-BTC;
- Điều 1, Thông tư 173/2016/TT-BTC;
- Các hàng hóa, dịch vụ mua vào có hóa đơn GTGT hợp pháp
- Các hàng hóa, dịch vụ mua vào có giá trị thanh toán từ 20 triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt
- Các chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì phải được chuyển khoản từ tài khoản ngân hàng bên mua sang tài khoản ngân hàng bên bán theo đúng quy định pháp luật
Leave a Reply