HÓA ĐƠN CHỨNG TỪ CÓ BẮT BUỘC DỊCH RA TIẾNG VIỆT

Tax – Accounting – Finance

I. Quy định của pháp luật kế toán: 1. Nội dung chứng từ kế toán được quy định tại Khoản 1 Điều 16 Luật Kế toán 2015 như sau:

1. Chứng từ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:                                                                                                         a) Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;                                                                                                                                         b) Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;                                                                                                                                   c) Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;                                                                         d) Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;                                                                     đ) Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;                                                                                                                       e) Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;                                                                                                                                                   g) Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán.”

2. Theo đó, căn cứ Khoản 5 Điều 5 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán:

“Các chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài khi sử dụng để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính ở Việt Nam phải được dịch các nội dung chủ yếu quy định tại Khoản 1 Điều 16 Luật Kế toán ra tiếng Việt. Đơn vị kế toán phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và đầy đủ của nội dung chứng từ kế toán được dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt. Bản chứng từ kế toán dịch ra tiếng Việt phải đính kèm với bản chính bằng tiếng nước ngoài.

Các tài liệu kèm theo chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài như các loại hợp đồng, hồ sơ kèm theo chứng từ thanh toán, hồ sơ dự án đầu tư, báo cáo quyết toán và các tài liệu liên quan khác của đơn vị kế toán không bắt buộc phải dịch ra tiếng Việt trừ khi có yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.”

Như vậy, khi lập báo các tài chính hoặc hạch toán thuế, doanh nghiệp bắt buộc phải dịch các hóa đơn tiếng nước ngoài ra tiếng Việt với các nội dung chủ yếu quy định tại Khoản 1 Điều 16 Luật kế toán 2015 đã nêu trên và phải đính kèm với bản chính bằng tiếng nước ngoài. Theo đó, doanh nghiệp cần đối chiếu với các quy định trên để thực hiện theo quy định của pháp luật. 3. Căn cứ Khoản 6 Điều 1 Thông tư 53/2016/TT-BTC sửa đi, bổ sung Điều 120 của Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp có quy định:

“Điều 120. Dịch chứng từ kế toán ra tiếng Việt

1. Các chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài, khi sử dụng để ghi sổ kế toán ở Việt Nam phải được dịch ra tiếng Việt. Những chứng từ ít phát sinh hoặc nhiều lần phát sinh nhưng có nội dung không giống nhau thì phải dịch toàn bộ nội dung chứng từ kế toán. Những chứng từ phát sinh nhiều lần, có nội dung giống nhau thì bản đầu phải dịch toàn bộ, từ bản thứ hai trở đi chỉ dịch những nội dung chủ yếu như: Tên chứng từ, tên đơn vị và cá nhân lập, tên đơn vị và cá nhân nhận, nội dung kinh tế của chứng từ, chức danh của người ký trên chứng từ… Người dịch phải ký, ghi rõ họ tên và chịu trách nhiệm về nội dung dịch ra tiếng Việt. Bản chứng từ dịch ra tiếng Việt phải đính kèm với bản chính bằng tiếng nước ngoài.

2. Các tài liệu kèm theo chứng từ kế toán như các loại hợp đồng, hồ sơ kèm theo chứng từ thanh toán, hồ sơ dự án đầu tư, báo cáo quyết toán và các tài liệu liên quan khác không phải dịch ra tiếng Việt trừ trường hợp khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”

Như vậy các chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt theo hướng dẫn trên đính kèm với bản chính bằng tiếng nước ngoài. II. Không dịch chứng từ kế toán ra tiếng Việt có bị xử phạt? Theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị đinh 41/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 03 năm 2018:

“2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Lập chứng từ kế toán không đủ số liên theo quy định của mỗi loại chứng từ kế toán; b) Ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký; c) Ký chứng từ kế toán mà không đúng thẩm quyền; d) Chữ ký của một người không thống nhất hoặc không đúng với sổ đăng ký mẫu chữ ký; đ) Chứng từ kế toán không có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ; e) Không dịch chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt theo quy định; g) Để hư hỏng, mất mát tài liệu, chứng từ kế toán đang trong quá trình sử dụng.”

Như vậy, nếu không dịch chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt theo quy định, doanh nghiệp có thể bị xử phạt lên tới 10.000.000 đồng.
0 0 votes
Article Rating

Tags :

Tax – Accounting – Finance

Share This :

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

1
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x