LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG TĂNG 2020

Tin tức – Sự kiện mới

Mức lương tối thiểu vùng được xác định là là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận. 

Hiện nay, quy định về mức lương tối thiểu vùng năm 2019 là nghị định 157/2018/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động đã bị thay thế bởi nghị định 90/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2020. 

Cơ sở pháp lý: 

1. Mức lương tối thiểu vùng 2020

Căn cứ theo điều 3 của Nghị định 90/2019/NĐ-CP, quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp được áp dụng từ ngày 01/01/2020 như sau:     – Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.     – Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.     – Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.     – Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

Vậy so với mức lương tối thiểu vùng 2019  thì lương tối thiểu vùng 2020 như thế nào? So với mức lương của năm 2019 thì mức lương tối thiểu vùng năm 2020 tăng lên mức đáng kể và tùy theo vào từng vùng, cụ thể như sau:     – Vùng I: Tăng từ 4,18 triệu đồng/tháng lên 4,42 triệu đồng/tháng(tăng 240.000 đồng/tháng);     – Vùng II: Tăng từ 3,71 triệu đồng/tháng lên 3,92 triệu đồng/tháng(tăng 210.000 đồng/tháng);     – Vùng III: Tăng từ 3,25 triệu đồng/tháng lên 3,43 triệu đồng/tháng(tăng 180.000 đồng/tháng);     – Vùng IV: Tăng từ 2,92 triệu đồng/tháng lên 3,07 triệu đồng/tháng(tăng 150.000 đồng/tháng). Như vậy, mức lương tối thiểu vùng đã có sự thay đổi tăng từ 5,1% đến 5,7% so với quy định cũ, giúp bảo đảm cuộc sống cho người lao động.

Lưu ý: Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng, doanh nghiệp không được xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại.

2. Những thay đổi mà lao động và doanh nghiệp cần chú ý

2.1. Đối tượng áp dụng mức lương tối thiểu vùng mới

Căn cứ vào điều 2 của Nghị địng 90/2019/NĐ-CP, quy định về đối tượng áp dụng mức lương tối thiều vùng mới từ ngày 01/01/2020:     – Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động;     – Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;     – Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động;     – Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định 90/2019/NĐ-CP).

2.2. Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu mới thay đổi

Căn cứ vào phụ lục của Nghị định 90, các địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng thay đổi từ ngày 01/01/2020:     – Vùng I: Không thay đổi     – Vùng II: Tăng 11 địa bàn, các địa bàn được chuyển từ vùng III lên vùng II        + Huyện Đồng Phú thuộc tỉnh Bình Phước        + Thành phố Bến Tre, huyện Châu Thành thuộc tỉnh Bến Tre.     – Vùng III: Giảm 3 địa bàn và bổ sung các địa bàn sau từ Vùng IV lên Vùng III:        + Huyện Cẩm Khê thuộc tỉnh Phú Thọ        + Thị xã Cửa Lò và các huyện Nghi Lộc, Hưng Nguyên thuộc tỉnh Nghệ An        + Huyện Đông Sơn, Quảng Xương thuộc tỉnh Thanh Hóa.        + Các huyện Ba Tri, Bình Đại, Mỏ Cày Nam thuộc tỉnh Bến Tre     – Vùng IV: Giảm 8 địa bàn và bổ sung địa bàn Thị xã Chí Linh (nay thành phố Chí Linh) từ vùng III xuống vùng IV

3. Doanh nghiệp sẽ phải làm gì khi mức lương tối thiểu vùng tăng lên?

Khi mức lương cơ sở và lương tối thiểu vùng tăng lên sẽ tác động ảnh hưởng trực tiếp đến với doanh nghiệp và người lao động. Vậy những thay đổi đó ảnh hưởng như thế nào? Cùng nhau tìm hiểu  ảnh hưởng của việc tăng lương cơ sở và lương tối thiểucủa người lao động nhé!

3.1. Rà soát lại mức lương đang áp dụng:

Theo quy định thì doanh nghiệp không được trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng => Đối với các lao động đang được thỏa thuận trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng sẽ phải điều chỉnh tăng bằng phụ lục hợp đồng lao động hoặc quyết định tăng lương.

3.2. Rà soát thang bảng lương:

Nếu doanh nghiệp đã đăng ký thang bảng lương với mức lương tại bậc 1 thấp hơn mức lương tối thiểu vùng cũng sẽ điều chỉnh và nộp lại thang bảng lương.
Hiện nay, theo Nghị định 121/2018/NĐ-CP quy định doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động được miễn thủ tục gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Cùng nhau tìm hiểu thêm tại đây  nhé!

3.3. Rà soát lại mức tiền lương tham gia bảo hiểm xã hội:

Với những đối tượng tham gia BHXH với mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng cũng sẽ phải điều chỉnh lại mức lương sau đó làm thủ tục báo tăng mức đóng tham gia BHXH
Vùng Mức lương thấp nhất để tham gia BHXH từ ngày 01/01/2020
Đối với lao động chưa qua đào tạo (đồng/tháng) Đối với lao động đã qua đào tạo từ cấp nghề trở lên (đồng/tháng)
Vùng 1 4.420.000 4.420.000 + (4.420.000 x 7%) = 4.729.400
Vùng 2 3.920.000 3.920.000 + (3.920.000 x 7%) = 4.194.400
Vùng 3 3.430.000 3.430.000 + (3.430.000 x 7%) = 3.670.100
Vùng 4 3.070.000 3.070.000 + (3.070.000 x 7%) = 3.284.900
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho lao động được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động, bao gồm: mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Để biết cụ thể bạn có thể xem bài viết chi tiết về mức đóng bảo hiểm xã hội cho lao động !
Ví dụ:
Công ty A ký hợp đồng lao động 36 tháng với anh Nguyễn Văn B, làm việc tại Tp.HCM (Thuộc vùng I) làm công việc đòi hỏi đã tốt nghiệp đại học:
– Năm 2019: 
   + Vùng 1: có mức lương tối thiểu là: 4.180.000
   + Vì anh B đã qua đào tạo đại học do đó tiền lương đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% nữa là: 4.180.000 + (4.180.000 X 7%) = 4.472.600
– Sang năm 2020:
   + Anh B vẫn làm việc tại Tp.HCM: Vùng I có mức lương tối thiểu là: 4.420.000
   + Vì anh B đã qua đào tạo đại học do đó tiền lương đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% nữa là: 4.420.000 + (4.420.000 x 7%) = 4.729.400
=> Nếu trước ngày 1/1/2020, anh B đã và đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc ở mức thấp hơn 4.729.400 đồng thì sang năm 2020 doanh nghiệp phải có trách nhiệm báo tăng mức đóng, mức tiền lương tham gia bảo hiểm của anh B: Báo tăng mức đóng thấp nhất là 4.729.400 đồng trở lên. (Còn nếu anh B đã và đang tham gia BHXH bắt buộc ở mức từ 4.729.400 trở lên thì không phải thay đổi mức lương đóng BH)

4. Thời hạn điều chỉnh:

– Công văn số 39986/SLĐTBXH-LĐ ngày 20/11/2019 của Sở Lao động TBXH TP. HCM về việc thực hiện Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động: Công văn hướng dẫn các doanh nghiệp tại TP. HCM áp dụng mức lương tối thiểu mới kể từ ngày 1/1/2020 theo quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP .Doanh nghiệp cần chủ động điều chỉnh thang bảng lương theo mức lương tối thiểu mới nêu trên và công bố công khai cho người lao động biết, đồng thời gửi cho UBND quận, huyện (Phòng Lao động TB&XH) nơi đặt trụ sở trước ngày 31/12/2019 để giám sát. – Công văn số 2781/BHXH-QLT ngày 29/11/2019 của Bảo hiểm xã hội TP. HCM hướng dẫn thực hiện đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ ngày 01/01/2020 BHXH TP. HCM yêu cầu các doanh nghiệp có trụ sở tại địa bàn Tp. HCM chậm nhất đến hết ngày 28/2/2020 phải điều chỉnh mức đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm tai nạn theo mức lương tối thiểu vùng mới. – Thông báo số 5252/TB-BHXH ngày 29/11/2019 của BHXH TP. Hà Nội về mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN: Công văn yêu cầu các doanh nghiệp có trụ sở trên địa bàn TP. Hà Nội chậm nhất đến ngày 31/1/2020 phải điều chỉnh mức đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm tai nạn theo mức lương tối thiểu vùng mới. Đối với các doanh nghiệp đến ngày 31/1/2020 vẫn chưa điều chỉnh mức đóng BHXH, cơ quan BHXH sẽ tự thực hiện điều chỉnh các hồ sơ phát sinh từ tháng 1/2020.

5. Mức phạt vi phạm trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng:

Phạt tiền người sử dụng lao động trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định theo các mức sau đây: – Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động; – Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động; – Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người lao động trở lên. Theo Khoản 10 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung Điều 13 của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động
Chúc các bạn ngày mới tốt lành!
0 0 votes
Article Rating

Tags :

Tin tức – Sự kiện mới

Share This :

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

5
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x