Không phải giao dịch nào cũng được lựa chọn hình thức thanh toán. Dưới đây là 8 loại giao dịch doanh nghiệp không được sử dụng tiền mặt.
Giao dịch góp vốn, mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp: Doanh nghiệp không được thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn, mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác (theo Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-BTC).
Thay vào đó, doanh nghiệp có thể sử dụng các hình thức thanh toán sau:
– Thanh toán bằng Séc;
– Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;
– Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành.
Lưu ý: Quy định cấm sử dụng tiền mặt trong các giao dịch kể trên không áp dụng đối với cá nhân. شرح موقع bet365 Nói cách khác, các cá nhân hoàn toàn có thể thanh toán bằng tiền mặt khi thực hiện giao dịch góp vốn; mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp.
Các giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau: Doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng không sử dụng tiền mặt khi vay và cho vay lẫn nhau (khoản 2 Điều 6 Nghị định 222/2013/NĐ-CP)
Thay vào đó, doanh nghiệp có thể sử dụng các hình thức thanh toán sau:
– Thanh toán bằng Séc;
– Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;
– Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành.
Ví dụ: Hai doanh nghiệp A và B đều không phải là ngân hàng. موقع مراهنات Khi A cho B vay tiền, A không được sử dụng tiền mặt mà A phải thực hiện thông qua các hình thức không dùng tiền mặt. Tương tự, B thanh toán các chi phí vay cho A cũng không được sử dụng tiền mặt.
Giao dịch chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán: Doanh nghiệp không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán như Chứng khoán niêm yết, chứng khoán đăng ký giao dịch UpCom (theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 222/2013/NĐ-CP).
Nhà đầu tư phải mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại công ty chứng khoán để thực hiện giao dịch chứng khoán trên Sở Giao dịch Chứng khoán và chịu trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin nhận biết khách hàng khi mở tài khoản giao dịch.
Giao dịch chứng khoán tại Trung tâm lưu ký chứng khoán: Doanh nghiệp không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch chứng khoán đã đăng ký, lưu ký tại Trung tâm lưu ký chứng khoán không qua hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán.
Mua hàng hóa, dịch vụ từng lần từ 20 triệu đồng trở lên: Doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (đã bao gồm thuế GTGT) thanh toán không dùng tiền mặt được tính vào chi phi được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp (điểm c khoản 1 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC).
Theo đó, mua từng lần được căn cứ theo từng hóa đơn mà người mua nhận được từ người bán.
Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ của một nhà cung cấp nhưng mua nhiều lần trong cùng một ngày có tổng giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế GTGT và được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp với khoản chi có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
Giao dịch nộp tiền vào ngân sách Nhà nước: Doanh nghiệp không sử dụng tiền mặt để thực hiện các giao dịch nộp tiền vào ngân sách nhà nước như: tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp, phí, lệ phí, v.v (khoản 1 Điều 1 Thông tư 136/2018/TT-BTC).
Thay vào đó, phải thực hiện thông qua các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt hoặc nộp bằng tiền mặt tại ngân hàng thương mại để chuyển nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước.
Cụ thể,
– Hàng hóa, dịch vụ mua vào (trừ hàng hóa, dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới 20 triệu đồng), hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt để người nộp thuế GTGT được khấu trừ thuế GTGT.
– Hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên (trừ trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của phấp luật) phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt để được trừ chi phí tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
– Theo Thông tư 195/2015/TT-BTC, các loại hàng hóa sau phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng để được khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt đầu vào:
+ Nguyên liệu mua trực tiếp của nhà sản xuất trong nước phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng để được khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt;
+ Hàng hóa do các cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu ra nước ngoài gồm hàng hóa bán và gia công cho doanh nghiệp chế xuất (trừ ô tô dưới 24 chỗ ngồi bán cho doanh nghiệp chế xuất);
+ Hàng hóa do cơ sở sản xuất bán hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu theo hợp đồng kinh tế;
+ Hàng hóa mang ra nước ngoài để bán tại hội chợ triển lãm ở nước ngoài.
Doanh nghiệp có vốn Nhà nước không thanh toán bằng tiền mặt
Các tổ chức sử dụng vốn Nhà nước không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch, trừ một số giao dịch sau:
– Thanh toán tiền thu mua nông, lâm, thủy sản, dịch vụ và các sản phẩm khác cho người dân trực tiếp sản xuất, đánh bắt, khai thác bán ra mà chưa có tài khoản thanh toán tại ngân hàng.
– Thanh toán công tác phí, trả lương và các khoản thu nhập khác cho người lao động chưa có tài khoản thanh toán tại ngân hàng.
– Các khoản thanh toán để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh liên quan đến bí mật Nhà nước.
– Bên thanh toán thực hiện việc thanh toán hoặc bên được thanh toán nhận thanh toán tại các xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, khu vực nông thôn nơi chưa có tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Khoản thanh toán với giá trị dưới 20 triệu đồng, trừ trường hợp các khoản thanh toán trong ngày có giá trị dưới 20 triệu đồng cho cùng một mục đích, một đối tượng thanh toán nhưng tổng các khoản thanh toán này lớn hơn 20 triệu đồng.
Mức xử phạt vi phạm về hành vi sử dụng tiền mặt trong các giao dịch nêu trên:
Doanh nghiệp có hành vi sử dụng tiền mặt trong các giao dịch nêu trên có thể bị xử phạt bằng hình thức phạt tiền từ 300.000.000 đến 400.000.000 đồng theo quy định tại khoản 3, điều 3 và khoản 6 điều 27 của Nghị định 96/2014/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
Quý thành viên hãy theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều tin tức nhé! لعبة سباق خيول حقيقية
Leave a Reply