NHỮNG VƯỚNG MẮC VỀ KHAI THUẾ THEO THÔNG TƯ 80/2021/TT-BTC

Labor-Social Securities, Tax – Accounting – Finance, Tin tức – Sự kiện mới

Sáng ngày 17/02/2022, Tổng cục Thuế tổ chức chương trình hỗ trợ trực tuyến hướng dẫn kê khai thuế theo Thông tư 80/2021/TT-BTC trên Cổng TTĐT Tổng cục Thuế. 

Tổng cục Thuế vừa tổ chức chương trình hỗ trợ trực tuyến trên Cổng TTĐT Tổng cục Thuế để hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về chính sách thuế liên quan đến kê khai các sắc Thuế GTGT, TNDN, TNCN từ năm 2022 theo Thông tư 80/2021/TT-BTC. Sau đây là một số vướng mắc quan trọng đã được Tổng cục Thuế giải đáp và đăng tải lên trang Cổng Thông tin điện tử Tổng cục Thuế để người nộp thuế tham khảo.

Lưu ý: – Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo; – Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau; – Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

Tài liệu tập huấn hướng dẫn kê khai thuế theo Thông tư 80/2021/TT-BTC   

Vướng mắc 1: Công ty chúng tôi có trụ sở tại Bình Dương, thành lập chi nhánh tại tỉnh Bà Rịa Vụ Tàu năm 2021 hạch toán kế toán phụ thuộc. Chi nhánh hoạt động lĩnh vực Dịch vụ (Chi nhánhkhông phải là cơ sở sản xuất) như dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa, dịch vụ đóng gói, dịch vụ xếp dỡ container, dịch vụ logistic…. Do chi nhánh thành lập tại khu công nghiệp nên chúng tôi xác định chi nhánh đưởng hưởng Ưu đãi thuế TNDN theo địa bàn. Chúng tôi muốn hỏi ngoài quyết toán thuế TNDN mẫu 03/TNDN ban hành kèm theo thông tư 80/2021 tại Bình Dương, thì công ty chúng tôi có phải nộp của hoạt động được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp của chi nhánh theo mẫu số 03-3A/TNDN, 03-3B/TNDN, 03-3C/TNDN, 03-3D/TNDN ban hành thông tư 80/2021 tại Cục thuế Bà Rịa Vũng Tàu không?
Tổng cục Thuế trả lời:

Căn cứ quy định tại điểm h khoản 1, điểm d khoản 2 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ và Điều 17 Thông tư số 80/2021/TT-BTC: Trường hợp người nộp thuế có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh khác tỉnh có thu nhập được hưởng ưu đãi thuế TNDN thì: – Tạm nộp TNDN quý: Người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế quý nhưng phải xác định số thuế tạm nộp hàng quý theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP để nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp tại từng tỉnh nơi có đơn vị được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.  – Khai quyết toán: NNT xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của hoạt động được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 03-3A/TNDN, 03-3B/TNDN, 03-3C/TNDN, 03-3D/TNDN kèm theo hồ sơ quyết toán thuế và nộp cho cơ quan thuế nơi có đơn vị được hưởng ưu đãi khác tỉnh và cơ quan thuế quản lý trực tiếp.


Vướng mắc 2: Tờ khai thuế GTGT theo TT80, đã nộp thuế vãng lai 2% kê khai vào chỉ tiêu nào trên tờ khai và phụ lục đính kèm không có
Tổng cục Thuế trả lời:

Căn cứ quy định tại Điều 13 Thông tư số 80/2021/TT-BTC hướng dẫn về khai thuế, nộp thuế đối với hoạt động xây dựng thì số thuế giá trị gia tăng đã nộp tại tỉnh nơi có công trình xây dựng được bù trừ với số thuế giá trị gia tăng phải nộp tại trụ sở chính. Người nộp thuế không phải kê khai số thuế GTGT đã nộp vào hồ sơ khai thuế (tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT). Cơ quan thuế tự luân chuyển chứng từ nộp thuế để bù trừ với số phải nộp tại trụ sở chính cho NNT.


Vướng mắc 4: Tờ khai thuế GTGT theo TT80 có kèm các phụ lục. Xin hỏi Phụ Lục 01-6/GTGT (CSSX) áp dụng cụ thể cho đối tượng nào.
Tổng cục Thuế trả lời:

Phụ lục Bản phân bổ số thuế giá trị gia tăng phải nộp mẫu số 01-6/GTGT (CSSX) (ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư số 80/2021/TT-BTC) áp dụng với trường hợp  phân bổ của đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất (trừ hoạt động sản xuất thủy điện, hoạt động kinh doanh xổ số điện toán) quy định tại Điều 13 Thông tư số 80/2021/TT-BTC.


Vướng mắc 7: Trụ sở chính Công ty tôi năm 2022 thuộc diện kê khai thuế GTGT theo tháng (năm 2021 vẫn kê khai theo quý), chúng tôi còn 01 chi nhánh ở Ngoại tỉnh năm 2021 kê khai thuế GTGT theo quý (hiện tại chưa phát sinh doanh thu và chi phí ở chi nhánh này) vậy năm 2022 có kê khai theo tháng như trụ sở chính không, hay vẫn kê khai theo quý như trước?
Tổng cục Thuế trả lời:

– Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định: “1. Các loại thuế, khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu thuộc loại khai theo tháng, bao gồm: a) Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân. Trường hợp người nộp thuế đáp ứng các tiêu chí theo quy định tại Điều 9 Nghị định này thì được lựa chọn khai theo quý”. – Căn cứ điểm a khoản 1 và Khoản 2 Điều 9 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định: “a) Khai thuế giá trị gia tăng theo quý áp dụng đối với: a.1) Người nộp thuế thuộc diện khai thuế giá trị gia tăng theo tháng được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định này nếu có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống thì được khai thuế giá trị gia tăng theo quý. Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được xác định là tổng doanh thu trên các tờ khai thuế giá trị gia tăng của các kỳ tính thuế trong năm dương lịch. Trường hợp người nộp thuế thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính cho đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh thì doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ bao gồm cả doanh thu của đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh. a.2) Trường hợp người nộp thuế mới bắt đầu hoạt động, kinh doanh thì được lựa chọn khai thuế giá trị gia tăng theo quý. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch liền kề tiếp theo năm đã đủ 12 tháng sẽ căn cứ theo mức doanh thu của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo kỳ tính thuế tháng hoặc quý. 2. Người nộp thuế có trách nhiệm tự xác định thuộc đối tượng khai thuế theo quý để thực hiện khai thuế theo quy định. a) Người nộp thuế đáp ứng tiêu chí khai thuế theo quý được lựa chọn khai thuế theo tháng hoặc quý ổn định trọn năm dương lịch. b) Trường hợp người nộp thuế đang thực hiện khai thuế theo tháng nếu đủ điều kiện khai thuế theo quý và lựa chọn chuyển sang khai thuế theo quý thì gửi văn bản đề nghị quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này đề nghị thay đổi kỳ tính thuế đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là 31 tháng 01 của năm bắt đầu khai thuế theo quý. Nếu sau thời hạn này người nộp thuế không gửi văn bản đến cơ quan thuế thì người nộp thuế tiếp tục thực hiện khai thuế theo tháng ổn định trọn năm dương lịch”.

Như vậy, trường hợp của công ty có chi nhánh năm 2021 đang khai thuế GTGT theo quý thì được chuyển sang khai theo tháng từ đầu năm 2022 và ổn định hết năm dương lịch.


Vướng mắc 8: Kính gửi quý Cơ quan Hiện nay, Công ty chúng tôi muốn điều chỉnh báo cáo các năm trước: Báo cáo tài chính và quyết toán thì chúng tôi áp dụng theo thông tư cũ hay thông tư 80/2021. 
Tổng cục Thuế trả lời:

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 87 Thông tư số 80/2021/TT-BTC về hiệu lực mẫu biểu hồ sơ khai thuế thì: Mẫu biểu hồ sơ khai thuế bổ sung của các kỳ tính thuế tháng 12/2021, quý 4/2021, năm 2021, từng lần phát sinh trước ngày 01/01/2022 trở về trước (trừ tờ khai mà cơ quan thuế ban hành thông báo nộp thuế) và mẫu biểu hồ sơ khai quyết toán thuế của kỳ tính thuế năm 2020 trở về trước mà người nộp thuế nộp đến cơ quan thuế sau ngày 01/01/2022 thì thực hiện như sau: + Tờ khai bổ sung mẫu số 01/KHBS và Bản giải trình khai bổ sung mẫu số 01-1/KHBS ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư số 80/2021/TT-BTC. + Hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai sót đã được bổ sung thực hiện theo mẫu biểu gần nhất của kỳ tính thuế mà người nộp thuế đã nộp cho cơ quan thuế.


Vướng mắc 9: Công ty chúng tôi có thắc mắc muốn hỏi Tổng cục thuế như sau: Hiện nay theo nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật quản lý thuế và thông tư 80/2021/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều luật quản lý thuế và nghị định 126 không quy định về việc bù trừ lãi lỗ khi quyết toán thuế TNDN giữa các chi nhánh, trụ sở chính đối với trường hợp doanh nghiệp có các chi nhánh, địa điểm kinh doanh phải quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp riêng. Vậy với trường hợp của công ty chúng tôi, việc quyết toán thuế TNDN năm 2021 cho các chi nhánh, địa điểm kinh doanh và trụ sở chính sẽ thực hiện như thế nào? Việc bù trừ lãi lỗ giữa các chi nhánh, địa điểm kinh doanh và trụ sở chính sẽ thực hiện ra sao? Nếu các địa điểm chi nhánh quyết toán riêng vẫn bị lỗ thì khoản lỗ này có được bù vào các chi nhánh, địa điểm có lãi hay không và bù trừ giữa các mức thuế suất như thế nào? 
Tổng cục Thuế trả lời:

Căn cứ khoản 1 Điều 45 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14; điểm h khoản 1, điểm d khoản 2 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế cho toàn bộ hoạt động SXKD tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Trường hợp người nộp thuế có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh khác tỉnh có thu nhập được hưởng ưu đãi thuế TNDN thì: – Tạm nộp TNDN quý: Người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế quý nhưng phải xác định số thuế tạm nộp hàng quý theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP để nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp tại từng tỉnh nơi có đơn vị được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.  – Khai quyết toán: NNT xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của hoạt động được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 03-3A/TNDN, 03-3B/TNDN, 03-3C/TNDN, 03-3D/TNDN kèm theo hồ sơ quyết toán thuế và nộp cho cơ quan thuế nơi có đơn vị được hưởng ưu đãi khác tỉnh và cơ quan thuế quản lý trực tiếp.  Người nộp thuế thực hiện kê khai tổng hợp toàn bộ kết quả sản xuất kinh doanh của người nộp thuế trên tờ khai 03/TNDN tại trụ sở chính.


Vướng mắc 11: Tháng 1 năm 2022 công ty chúng tôi phát sinh thuế TNCN từ đầu tư vốn cho cá nhân cư trú. như những kỳ trước công ty chúng tôi kê khai trên mẫu 06/TNCN (TT92). Nhưng sang năm 2022, làm theo thông tư 80 thì phải kê khai theo mẫu nào ạ?
Tổng cục Thuế trả lời:

Hiện nay trên ứng dụng HTKK 4.6.8 hoặc Thuedientu.gdt.gov.vn mới nâng cấp để đáp ứng việc khai thuế của các Tờ khai có kỳ khai thuế tháng, quý của năm 2022. Anh/Chị vào ứng dụng chọn tờ khai: “06/TNCN Tờ khai khấu trừ từ CNV,…(TT80/2021)” để kê khai.


Vướng mắc 13: Trụ sở chính Công ty chúng tôi tại Hà Nội, có Địa điểm sản xuất tại Thái Nguyên nhưng không có mã số thuế và không hạch toán kế toán. Vậy chúng tôi xin hỏi: có phải nộp thuế GTGT và TNDN phần phân bổ cho Chi cục thuế Thành phố Thái Nguyên không? và thực hiện như thế nào?
Tổng cục Thuế trả lời:

Căn cứ quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13; điểm c khoản 1 Điều 17 trường hợp người nộp thuế có địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất tại địa bàn cấp tỉnh/tp khác nơi NNT có trụ sở chính thì người nộp thuế thực hiện khai thuế, tính thuế và nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp và phân bổ số thuế phải nộp cho từng tỉnh nơi có địa điểm kinh doanh.


Vướng mắc 14Xin cho hỏi tôi kê khai thuế GTGT tháng 1 năm 2022 theo TT 80/2022/TT-BTC thì khi nhập số liệu phần mềm bắt khai:”Mã hồ sơ khai DAĐT” thì tôi phải khai thế nào? Công ty tôi là công ty ngành chính là xây dựng, không có dự án đầu tư
Tổng cục Thuế trả lời:

Căn cứ quy định tại điểm d khoản 2 Điều 7 và điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/NĐ-CP thì: Trường hợp người nộp thuế đang hoạt động có dự án đầu tư thuộc diện được hoàn thuế giá trị gia tăng theo pháp luật về thuế GTGT thì phải lập hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng riêng cho từng dự án đầu tư; đồng thời phải bù trừ số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho từng dự án đầu tư với số thuế giá trị gia tăng phải nộp (nếu có) của hoạt động, kinh doanh đang thực hiện cùng kỳ tính thuế. Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế GTGT của dự án đầu tư thuộc diện được hoàn thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế nơi có dự án đầu tư. Căn cứ quy định tại mẫu tờ khai thuế GTGT mẫu số 02/GTGT thì chỉ tiêu [01a] được hướng dẫn kê khai như sau: Nngười nộp thuế tự xác định mã hồ sơ khai dự án đầu tư đảm bảo phải duy nhất theo mã số thuế của người nộp thuế cho từng dự án đầu tư với các thông tin từ chỉ tiêu (06) đến (13). Trường hợp người nộp thuế không có dự án đầu tư hoặc có dự án đầu tư không thuộc diện được hoàn thuế giá trị gia tăng theo pháp luật về thuế GTGT thì không được kê khai thuế giá trị gia tăng vào tờ khai thuế theo mẫu tờ khai 02/GTGT (ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC) mà kê khai chung vào hoạt động sản xuất kinh doanh của NNT.


Vướng mắc 15: Bảng kê 05-1BK thuộc Mẫu 05/QTT-TNCN, chỉ tiêu [21] = [12] – [14] – [15] – [17] Chỉ tiêu [21] không trừ chỉ tiêu [18] Từ thiện nhân đạo, không trừ chỉ tiêu [19] Bảo hiểm được trừ, không trừ chỉ tiêu [20] Quĩ hưu trí tự nguyện được trừ. Điểm này là do thiếu (do lỗi đánh máy) hay là có thay đổi về nguyên tắc tính thuế?
Tổng cục Thuế trả lời:

Chỉ tiêu [17] trên bảng kê 05-1/BK-QTT-TNCN bằng chỉ tiêu [18] Từ thiện, nhân đạo, khuyến học cộng (+) [19] Bảo hiểm được trừ cộng (+) [20] Quĩ hưu trí tự nguyện được trừ. Do đó, đã trừ các chỉ tiêu nêu trên trong công thức.


Vướng mắc 16: Đối với hoạt động kê khai thuế phát sinh từ hoạt động chuyển nhượng vốn, “ngày phát sinh nghĩa vụ thuế” được xác định như thế nào? Có phải sẽ dựa vào quy định tại Thông tư 78/2014 về kê khai thuế đối với hoạt động chuyển nhượng vốn hay không?
Tổng cục Thuế trả lời:

Ngày phát sinh nghĩa vụ thuế TNDN từ hoạt động chuyển nhượng vốn thực hiện theo quy định của pháp luật thuế TNDN.


Vướng mắc 17: Theo Mẫu số 08/UQ-QTT-TNCN, việc bổ sung thêm trường hợp ủy quyền quyết toán trong trường hợp sáp nhập/hợp nhất/chia tách/chuyển đổi loại hình doanh nghiệp trong cùng một hệ thống thì có thể hiểu là không cần phải chấm dứt hợp đồng lao động với các người lao động bị ảnh hưởng?
Tổng cục Thuế trả lời:

Theo quy định tại điểm d.1 Khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ thì trường hợp cá nhân là người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới do tổ chức cũ thực hiện sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc tổ chức cũ và tổ chức mới trong cùng một hệ thống thì tổ chức mới có trách nhiệm quyết toán theo ủy quyền của cá nhân đối với cả phần thu nhập do tổ chức cũ chi trả và thu lại chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân do tổ chức cũ đã cấp cho người lao động (nếu có). Theo quy định tại điểm d.2 Khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân thì cá nhân được ủy quyền cho tổ chức trả thu nhập quyết toán thay. Căn cứ quy định nêu trên, tại thời điểm tổ chức trả thu nhập thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân, thực tế người lao động vẫn đang làm việc tại đơn vị thì người lao động đó được ủy quyền quyết toán cho tổ chức trả thu nhập quyết toán thay.


Vướng mắc 18: Cty tôi có nhiều chi nhánh sản xuất Thức ăn chăn nuôi hạch toán phụ thuộc tại nhiều tỉnh thành khác nhau: Có chi nhánh đang được hưởng ưu đãi (thuế suất 10% suất thời gian hoạt động, Chi nhánh miễn 2 giảm 4, có chi nhánh thuế suất 20%. Vậy Cty áp dụng tỷ lệ nộp thuế như thế nào, trước kia tỷ lệ nộp thuế là tỷ lệ CP được trừ tại thời điểm chi nhánh bắt đầu hoạt động, và ổn định. Tờ khai thuế TNDN nộp trụ sở chính là mẫu nào Khai thuế TNDN tại chi nhánh phụ thuộc là mẫu nào.
Tổng cục Thuế trả lời:

Theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, người nộp thuế khai thuế thu nhập doanh nghiệp tại nơi có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh có thu nhập được hưởng ưu đãi. Theo quy định tại Phụ lục 2 Thông tư 80/2021/TT-BTC, người nộp thuế sử dụng các mẫu kê khai ưu đãi 03-3A/TNDN, 03-3B/TNDN, 03-3C/TNDN, 03-3D/TNDN để kê khai tại nơi có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh có thu nhập được hưởng ưu đãi khác tỉnh với nơi có trụ sở chính, đồng thời nộp các phụ lục này kèm tờ khai quyết toán thuế 03/TNDN tại trụ sở chính.


Vướng mắc 19: Công ty hiện trụ sở chính ở Hà Nội và có các văn phòng đại diện, chi nhánh ở Bắc Ninh, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Theo Thông tư 80/2021, Tổng cục thuế hướng dẫn cách kê khai thuế, nộp thuế và phân bổ thuế TNCN cho từng địa phương theo tài khoản, tiểu mục nào để đảm bảo các cục thuế ghi nhận đúng và đủ số thuế mà Công ty nộp?
Tổng cục Thuế trả lời:

Hiện nay, cơ quan thuế đang phối hợp với Kho bạc Nhà nước để thực hiện nâng cấp ứng dụng truyền nhận thông tin thu, nộp NSNN giữa thuế và KBNN. Trong thời gian chưa nâng cấp ứng dụng CNTT, NNT nộp khoản thu phân bổ thực hiện lập Giấy nộp tiền vào NSNN mẫu C1-02 như sau: “Tên cơ quan quản lý thu” ghi thông tin cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ; “tài khoản của KBNN”: Tên KBNN tương ứng với cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ, người nộp thuế không phải ghi số tài khoản của KBNN mở tại NHTM chỉ cần ghi tên KBNN; Về tiểu mục xác định theo từng trường hợp phân bổ theo quy định tại Thông tư số 324/2016/TT-BTC ngày 21/12/2016 của Bộ Tài chính quy định hệ thống mục lục NSNN (ví dụ: TM 1001 -Thuế thu nhập từ tiền lương, tiền công)


Vướng mắc 20: Trường hợp công ty có nhiều chi nhánh (không phải chi nhánh sản xuất) và có ưu đãi thuế theo ngành nghề thì công ty có phải kê khai thuế TNDN riêng cho hoạt động ưu đãi của chi nhánh không? Theo quy định, công ty chỉ kê khai thuế cho hoạt động ưu đãi thuế tại chi nhánh, còn những hoạt động khác không có ưu đãi thuế thì sẽ kê khai tại trụ sở chính phải không? Nếu các chi nhánh hạch toán phụ thuộc, và khi kê khai thuế cho hoạt động ưu đãi có chi nhánh bị lỗ thì khoản lỗ đó vẫn được cấn trừ với lợi nhuận của trụ sở chính phải không?
Tổng cục Thuế trả lời:

Căn cứ khoản 1 Điều 45 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14; điểm h khoản 1, điêm d khoản 2 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế cho toàn bộ hoạt động SXKD tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Trường hợp người nộp thuế có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh khác tỉnh có thu nhập được hưởng ưu đãi thuế TNDN thì: – Tạm nộp TNDN quý: Người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế quý nhưng phải xác định số thuế tạm nộp hàng quý theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP để nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp tại từng tỉnh nơi có đơn vị được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.  – Khai quyết toán: NNT xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của hoạt động được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 03-3A/TNDN, 03-3B/TNDN, 03-3C/TNDN, 03-3D/TNDN kèm theo hồ sơ quyết toán thuế và nộp cho cơ quan thuế nơi có đơn vị được hưởng ưu đãi khác tỉnh và cơ quan thuế quản lý trực tiếp.  Người nộp thuế thực hiện kê khai tổng hợp toàn bộ kết quả sản xuất kinh doanh của người nộp thuế trên tờ khai 03/TNDN tại trụ sở chính.


Vướng mắc 21: Công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi, là mặc hàng không chịu thuế GTGT và có xuất khẩu TACN và có KD mặc hàng chịu VAT, Vậy chỉ tiêu số 23, và 24 chúng tôi chỉ kê khai các hóa đơn liên quan đến việc khấu trừ thuế đúng không. Chúng tôi đang hiểu, hoạt động không chịu thuế sẽ không được khấu trừ VAT, và không phải kê khai vì vậy, các hóa đơn mua vào liên quan đến mặt hàng không chịu VAT sẽ không được lên chỉ tiêu 23 và 24 của tờ khai GTGT
Tổng cục Thuế trả lời:

Căn cứ quy định của pháp luật về thuế GTGT thì trường hợp NNT vừa có kinh doanh mặt hàng thuộc đối tượng chịu thuế và không chịu thuế GTGT mà không tách riêng được thuế GTGT mua vào phục vụ cho từng đối tượng chịu thuế và không chịu thuế thì NNT phải xác định riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ. Vì vậy, tại tờ khai thuế giá trị gia tăng mẫu số 01/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC có quy định chỉ tiêu [23] và chỉ tiêu [24] “giá trị và thuế giá trị gia tăng của hàng hóa dịch vụ mua vào trong kỳ” để kê khai toàn bộ hoạt động mua vào trong kỳ phục vụ cho mặt hàng thuộc đối tượng chịu thuế và không chịu thuế GTGT. Người nộp thuế xác định riêng số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa dịch vụ mua vào được khấu trừ theo quy định của pháp luật về thuế GTGT để kê khai tại chỉ tiêu (25).


Vướng mắc 22: Trường hợp công ty có nhiều văn phòng ở nhiều địa phương, nhân viên làm việc ở văn phòng địa phương nhưng ký hợp đồng với trụ sở chính. Trước đó, trụ sở chính kê khai và quyết toán PIT cho cá nhân này. Theo quy định mới của TT80 thì có thay đổi trong việc kê khai, quyết toán PIT hay không?
Tổng cục Thuế trả lời:

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 42 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 quy định trường hợp người nộp thuế hạch toán tập trung tại trụ sở chính, có đơn vị phụ thuộc tại đơn vị hành chính cấp tỉnh khác nơi có trụ sở chính thì người nộp thuế khai thuế tại trụ sở chính và tính thuế, phân bổ nghĩa vụ thuế phải nộp theo từng địa phương nơi được hưởng nguồn thu ngân sách nhà nước. Tại điểm a Khoản 1 Điều 19 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn đối với trường hợp khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được trả tại trụ sở chính cho người lao động làm việc tại đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh tại tỉnh khác thì phải phân bổ nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân. Theo đó, trường hợp trụ sở chính công ty của bạn khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được trụ sở chính trả cho người lao động làm việc tại các văn phòng tại các tỉnh/thành phố khác trụ sở chính thì khi trụ sở chính khai thuế thu nhập cá nhân phải phân bổ nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân cho các địa phương có văn phòng này.


Vướng mắc 24: Công ty tôi có trụ sở chính tại Thái Bình, có một chi nhánh bên Hưng Yên (chi nhánh có mã số thuế riêng), chi nhánh hạch toán phụ thuộc nhưng từ trước vẫn kê khai thuế GTGT của chi nhánh ở Hưng Yên, thuế TNCN và thuế TNDN kê khai, quyết toán cùng với công ty mẹ bên Thái bình. Vậy theo TT80 thì thuế TNCN và thuế TNDN công ty tôi có phải tách riêng kê khai, nộp và hạch toán cho chi nhánh Hưng Yên riêng không
Tổng cục Thuế trả lời:

1. Về thuế TNDN: Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật quản lý thuế và Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ thì: Người nộp thuế thực hiện kê khai thuế TNDN tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp, trừ trường hợp phải kê khai riêng quy định tại điểm h khoản 1 và điểm a khoản 6 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP. Trường hợp người nộp thuế thuộc trường hợp phân bổ thuế TNDN theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Thông tư số 80/2021/TT-BTC thì người nộp thuế tính phân bổ, kê khai thuế TNDN theo quy định tại khoản 2,3 Điều 17 Thông tư số 80/2021/TT-BTC. 2. Về thuế TNCN Theo quy định tại Khoản 3 Điều 42 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 quy định trường hợp người nộp thuế hạch toán tập trung tại trụ sở chính, có đơn vị phụ thuộc tại đơn vị hành chính cấp tỉnh khác nơi có trụ sở chính thì người nộp thuế khai thuế tại trụ sở chính và tính thuế, phân bổ nghĩa vụ thuế phải nộp theo từng địa phương nơi được hưởng nguồn thu ngân sách nhà nước. Tại điểm a Khoản 1 Điều 19 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn đối với trường hợp khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được trả tại trụ sở chính cho người lao động làm việc tại đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh tại tỉnh khác thì phải phân bổ nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân. Theo đó, trường hợp trụ sở chính công ty của bạn khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được trả tại trụ sở chính ở Thái Bình cho người lao động làm việc tại chi nhánh ở Hưng Yên thì trụ sở chính khi khai thuế thu nhập cá nhân phải phân bổ nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân cho Hưng Yên.


Vướng mắc 25: Công ty chúng tôi (Mitsubishi Motor Vietnam có trụ sở chính tại Bình Duong ). Có một số nhân viên bán hàng tại đại lý (rải rác tại nhiều tỉnh thành) có thu nhập vãng lai (trích đóng thuế TNCN 10%), vậy số thuế này có cần phải trích phân bổ về cho địa phương hay không?
Tổng cục Thuế trả lời:

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 42 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 quy định trường hợp người nộp thuế hạch toán tập trung tại trụ sở chính, có đơn vị phụ thuộc tại đơn vị hành chính cấp tỉnh khác nơi có trụ sở chính thì người nộp thuế khai thuế tại trụ sở chính và tính thuế, phân bổ nghĩa vụ thuế phải nộp theo từng địa phương nơi được hưởng nguồn thu ngân sách nhà nước. Tại điểm a Khoản 1 Điều 19 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn đối với trường hợp khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được trả tại trụ sở chính cho người lao động làm việc tại đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh tại tỉnh khác thì phải phân bổ nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân. Căn cứ quy định nêu trên thì trường hợp Công ty chi trả thu nhập vãng lai cho các đại lý tại các tỉnh khác nhau thì không thuộc trường hợp phải phân bổ nghĩa vụ thuế về các địa phương khác trụ sở chính.


Vướng mắc 26: Công ty chúng tôi (Mitsubishi Motor Vietnam có trụ sở chính tại Bình Duong và có hai Chi nhánh (CN) tại HCM & CN HN. Chi nhánh HCM: có khoảng 100 NLD đang làm việc, ghi nơi làm việc là Bình Dương hoặc Hồ Chí Minh (làm việc tại 02 nơi); hiện đang kê khai và đóng BHXH tại cơ quan BHXH tỉnh Bình Dương. Từ trước đến nay kê khai & nộp thuế TNCN tại Bình Dương. Vậy chúng tôi có cần phân bổ thuế TNCN phải nộp về cho Tp. Hồ Chí Minh hay không? Nếu có, thì tiêu chí phân bổ là gì?
Tổng cục Thuế trả lời:

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 42 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 quy định trường hợp người nộp thuế hạch toán tập trung tại trụ sở chính, có đơn vị phụ thuộc tại đơn vị hành chính cấp tỉnh khác nơi có trụ sở chính thì người nộp thuế khai thuế tại trụ sở chính và tính thuế, phân bổ nghĩa vụ thuế phải nộp theo từng địa phương nơi được hưởng nguồn thu ngân sách nhà nước. Tại điểm a Khoản 1 Điều 19 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn đối với trường hợp khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được trả tại trụ sở chính cho người lao động làm việc tại đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh tại tỉnh khác thì phải phân bổ nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân. Theo đó, trường hợp trụ sở chính công ty của bạn khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được trả tại trụ sở chính cho người lao động làm việc tại chi nhánh ở Hà Nội và TP. HCM thì Công ty bạn phải phân bổ nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân cho địa phương Hà Nội và TP. HCM. Việc xác định số thuế được phân bổ thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a khoản 2 Điều 19 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính.


Vướng mắc 27: Công ty chúng tôi (Mitsubishi Motor Vietnam có trụ sở chính tại Bình Duong và có hai Chi nhánh (CN) tại HCM & CN HN. 1. Việc nộp thuế TNCN cho đơn vị phụ thuộc: Công ty tự tính số thuế phải phân bổ cho từng địa phương và tự nộp trực tiếp vào tài khoản Kho bạc Nhà Nước của địa phương đó? Hay là nộp vào KBNN của Cơ quan thuế có trụ sở chính ?
Tổng cục Thuế trả lời:

Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư số 80/2021/TT-BTC quy định “4. Người nộp thuế căn cứ vào số thuế phải nộp theo từng tỉnh hưởng nguồn thu phân bổ để lập chứng từ nộp tiền và nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo quy định. Kho bạc Nhà nước nơi tiếp nhận chứng từ nộp ngân sách nhà nước của người nộp thuế hạch toán khoản thu cho từng địa bàn nhận khoản thu phân bổ.” Hiện nay, cơ quan thuế đang phối hợp với Kho bạc Nhà nước để thực hiện nâng cấp ứng dụng truyền nhận thông tin thu, nộp NSNN giữa thuế và KBNN. Trong thời gian chưa nâng cấp ứng dụng CNTT, NNT nộp khoản thu phân bổ thực hiện lập Giấy nộp tiền vào NSNN mẫu C1-02 như sau: “Tên cơ quan quản lý thu” ghi thông tin cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ; “tài khoản của KBNN”: Tên KBNN tương ứng với cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ.


Vướng mắc 28: Tôi là giảng viên đại học, đã nghỉ hưu, hiện còn tham gia 1 số công việc chuyên môn và khi thanh toán có trừ 10% thuế TNCN. Tôi có câu hỏi: 1. Tôi có thể sử dụng phần mềm nào để khai thuế TNCN và các thủ tục kèm theo; 2. Thu nhập cá nhân Năm 2020, cơ quan không xuất Hoá đơn khấu trừ thuế TNCN cho tôi, đến nay mới cấp để thanh toán hoàn thuế vào năm 2021 thì có được k? Nếu k được thì lỗi tại ai và xử lý ntn?
Tổng cục Thuế trả lời:

1. Về việc khai thuế TNCN bạn có thể khai trên ứng dụng HTKK phiên bản mới nhất hoặc qua công thông tin điện tử của Tổng cục Thuế (trang web thuedientu.gdt.gov.vn chọn phân hệ cá nhân) sau đó in bản giấy và nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế theo quy định. Trường hợp bạn muốn nộp hồ sơ khai thuế TNCN bằng phương thức điện tử (không phải nộp hồ sơ giấy cho cơ quan thuế) thì bản phải đăng ký tải khoản giao dịch thuế điện tử với cơ quan thuế. Việc đăng ký tài khoản giao dịch thuế điện tử được thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 377/TCT-DNNCN ngày 05/02/2021 của Tổng cục Thuế. 2. Theo hướng dẫn tại Khoản 4 Điều 28 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính thì trường hợp cá nhân có phát sinh hoàn thuế thu nhập cá nhân nhưng chậm nộp tờ khai quyết toán thuế theo quy định thì không áp dụng phạt đối với vi phạm hành chính khai quyết toán thuế quá thời hạn. 


Vướng mắc 28: Chỉ tiêu 39 a trong tờ khai 01/GTGT ” thuế giá trị gia tăng nhận bàn giao được khấu trừ trong kỳ”. Mình sử dụng chỉ tiêu này như thế nào ? tiêu chí để đưa vào mục này là gì ?
Tổng cục Thuế trả lời:

Theo nội dung hướng lẫn lập chỉ tiêu [39] trên Tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT ban hành theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC thì chỉ tiêu [39a] để khai riêng thuế GTGT nhận bàn giao trong các trường hợp: Thuế GTGT còn được khấu trừ chưa đề nghị hoàn của dự án đầu tư chuyển cho người nộp thuế tiếp tục khấu trừ (là số thuế GTGT còn được khấu trừ, không đủ điều kiện hoàn, không hoàn mà người nộp thuế đã kê khai riêng tờ khai thuế dự án đầu tư) khi dự án đầu tư đi vào hoạt động hoặc số thuế GTGT còn được khấu trừ chưa đề nghị hoàn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị phụ thuộc khi chấm dứt hoạt động, … đảm bảo theo dõi, đối chiếu được với số thuế đã bàn giao của các đơn vị khác nhằm kiểm soát được việc kê khai tăng số thuế GTGT đầu vào của NNT.


Vướng mắc 29: Công ty chúng tôi có thành lập Chi nhánh. Đây là chi nhánh cùng tỉnh với Công ty, có phát sinh doanh thu, có mẫu hoá đơn riêng. Ngày 01 tháng 10 năm 2021 Chúng tôi nhận được công văn theo đó Chi nhánh phải kê khai và phải nộp các loại thuế GTGT, TNCN, TNDN theo quý. Chúng tôi xin hỏi Quý Cục: Đối với Công ty chúng tôi, chúng tôi có nguyện vọng kê khai hạch toán phụ thuộc thì Chúng tôi phải hoàn thiện thủ tục như thế nào. Chúng tôi đã gửi công văn nhưng chưa được phúc đáp. Năm 2021 doanh thu của công ty trên 50 tỷ, theo luật chúng tôi sẽ chuyển kê khai từ quý sang tháng thì có phải làm thủ tục gì không. 
Tổng cục Thuế trả lời:

1. Căn cứ khoản 1 Điều 45 Luật quản lý thuế và Điều 13 Thông tư 80/2021/TT-BTC thì người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp bao gồm đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh cùng tỉnh với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính. 2. Căn cứ khoản 1 Điều 9 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, nếu năm 2021 doanh thu của công ty trên 50 tỷ đồng thì công ty không thuộc trường hợp khai thuế GTGT theo quý.


Vướng mắc 30: Theo quy định ND123/2020, thì các cá nhân ủy quyền quyết toán thuế TNCN, từng người sẽ nộp mẫu 08/UQ-QTT-TNCN) theo thông tư 80/2021/TT-BTC. Vậy trường hợp công ty chúng tôi tạo danh sách nhân viên toàn công ty, trên danh sách đó, người lao động sẽ xác nhận mình thuộc trường hợp ủy quyền nào, ký và xác nhận việc ủy quyền quyết toán thuế TNCN thay vì mỗi người một tờ giấy ủy quyền thì có được không ạ?
Tổng cục Thuế trả lời:

Theo quy định tại Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế và Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính thì trường hợp cá nhân muốn ủy quyền quyết toán cho tổ chức trả thu nhập quyết toán thay thì gửi Giấy ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo mẫu số 08/UQ-QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC. Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế trong việc kê khai, quyết toán thuế, thì trong trường hợp tổ chức trả thu nhập có số lượng lao động ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân lớn, có thể tạo danh sách người lao động có ủy quyền quyết toán thay, nhưng danh sách này phải đảm bảo đầy đủ các chỉ tiêu cơ bản trên mẫu số 08/UQ-QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC.


Vướng mắc 31: Trong NĐ 126 có quy định trường hợp DN được giao nhiệm vụ quản lý hợp đồng hợp tác kinh doanh thì phải kê khai thuế riêng cho dự án. Vậy cho tôi hỏi mỗi dự án là phải kê khai riêng hết hay sao? Mẫu biểu như thế nào? Khai thuế riêng GTGT, TNDN, TNCN? 
Tổng cục Thuế trả lời:

1. Về thuế GTGT: Căn cứ điểm đ khoản 2 Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-BTC, người nộp thuế được giao quản lý hợp đồng hợp tác kinh doanh với tổ chức nhưng không thành lập pháp nhân riêng thì thực hiện khai thuế riêng đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh theo thỏa thuận tại hợp đồng  hợp tác kinh doanh. Căn cứ điểm b khoản 6 Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC, tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân, tổ chức được giao quản lý hoạt động hợp tác kinh doanh với tổ chức nhưng không thành lập pháp nhân riêng thì đăng ký để cấp mã số thuế nộp thay riêng cho hợp đồng hợp tác kinh doanh để thực hiện khai thuế GTGT riêng theo hướng dẫn tại đ khoản 2 Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-BTC. 2. Về thuế TNDN: Doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế TNDN theo quy định tại điểm n khoản 3 Điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính..


Vướng mắc 32: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CHUYỂN PHÁT NHANH THUẬN PHONG- CHI NHÁNH TÂY NGUYÊN MST: 0313617136-001 Trụ sở chính đóng tại Đăk Lăk Số Địa điểm kinh doanh tại Kon Tum: 7 Ngành nghề kinh doanh chính: Chuyển phát Hình thức hạch toán: Hạch toán tập trung tại trụ sở chính (Đăk Lăk) Thuộc trường hợp khai thuế GTGT tại Đăk Lăk và lập bảng phân bổ số thuế phải nộp đối với doanh thu phát sinh của các địa điểm kinh doanh tại Kon Tum, Tuy nhiên, Thông tư 80/2021/TT-BTC không hướng dẫn khai thuế GTGT đối với trường hợp này. Vậy đơn vị lập tờ khai thuế GTGT và phân bổ thuế như thế nào.
Tổng cục Thuế trả lời:

– Tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định: “Điều 11. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế Người nộp thuế thực hiện các quy định về địa điểm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 45 Luật Quản lý thuế và các quy định sau đây: 1. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với người nộp thuế có nhiều hoạt động, kinh doanh trên nhiều địa bàn cấp tỉnh theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 4 Điều 45 Luật Quản lý thuế là cơ quan thuế nơi có hoạt động kinh doanh khác tỉnh, thành phố nơi có trụ sở chính đối với các trường hợp sau đây: b) Khai thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản của dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng (bao gồm cả trường hợp có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ) tại nơi có hoạt động chuyển nhượng bất động sản. c) Khai thuế giá trị gia tăng tại nơi có nhà máy sản xuất điện”. – Tại Khoản 1 Điều 13 Thông tư số 80/2020/TT-BTC quy định: “Điều 13. Khai thuế, tính thuế và phân bổ thuế GTGT: 1. Các trường hợp được phân bổ: a) Hoạt động kinh doanh xổ số điện toán; b) Hoạt động chuyển nhượng bất động sản, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP; c) Hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về hệ thống ngành kinh tế quốc dân và quy định của pháp luật chuyên ngành; d) Đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp), trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP; đ) Nhà máy thủy điện nằm trên nhiều tỉnh”.

Do nội dung hỏi chưa nói rõ địa điểm kinh doanh đang hoạt động sàn xuất kinh doanh theo ngành nghề, lĩnh vực nào nên xin trả lời về nguyên tắc như sau:

Trường hợp địa điểm kinh doanh của NNT thuộc quy định tại điểm b, c Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP thì đơn vị chủ quản của địa điểm kinh doanh phải lập hồ sơ khai riêng và nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý địa điểm kinh doanh.

Trường hợp địa điểm kinh doanh của NNT không thuộc quy định tại điểm b, c Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP thì đơn vị chủ quản của địa điểm kinh doanh kê khai tập trung đối với hoạt động SXKD của địa điểm kinh doanh vào hồ sơ khai thuế của trụ sở chính và nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Nếu địa điểm kinh doanh thuộc đối tượng phân bổ thuế theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Thông tư số 80/2020/TT-BTC nêu trên thì đơn vị chủ quản lập thêm bảng phân bổ thuế theo quy định tại Khoản 3 Điều 13 Thông tư số 80/2020/TT-BTC.


Vướng mắc 34: Công ty áp dụng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ ( không phải là chủ đầu tư dự án ) nhưng có hoạt động mua sản phẩm bất động sản ngoại tỉnh để chuyển nhượng. Vậy công ty chúng tôi thực hiện kê khai mẫu 05/GTGT và nộp thuế GTGT 1% theo từng lần phát sinh hay định kỳ tháng/quý theo nghĩa vụ kê khai tại trụ sở chính.
Tổng cục Thuế trả lời:

– Tại điểm b Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định: “Điều 11. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế Người nộp thuế thực hiện các quy định về địa điểm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 45 Luật Quản lý thuế và các quy định sau đây: 1. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với người nộp thuế có nhiều hoạt động, kinh doanh trên nhiều địa bàn cấp tỉnh theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 4 Điều 45 Luật Quản lý thuế là cơ quan thuế nơi có hoạt động kinh doanh khác tỉnh, thành phố nơi có trụ sở chính đối với các trường hợp sau đây: b) Khai thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản của dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng (bao gồm cả trường hợp có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ) tại nơi có hoạt động chuyển nhượng bất động sản. – Tại điểm b Khoản 1, điểm b Khoản 2 và điểm b Khoản 3 Điều 13 Thông tư số 80/2020/TT-BTC quy định: “Điều 13. Khai thuế, tính thuế và phân bổ thuế GTGT: 1. Các trường hợp được phân bổ: b) Hoạt động chuyển nhượng bất động sản, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP. 2. Phương pháp phân bổ: b) Phân bổ thuế giá trị gia tăng phải nộp đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản: Số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho từng tỉnh của hoạt động chuyển nhượng bất động sản bằng (=) doanh thu chưa có thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản tại từng tỉnh nhân (x) với 1%. 3. Khai thuế, nộp thuế: b) Đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản: b.1) Người nộp thuế thực hiện khai thuế giá trị gia tăng và nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng với cơ quan thuế tại tỉnh nơi có bất động sản chuyển nhượng theo mẫu số 05/GTGT ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này; nộp tiền thuế đã kê khai vào ngân sách nhà nước tại tỉnh nơi có bất động sản chuyển nhượng.  b.2) Người nộp thuế phải tổng hợp doanh thu chưa có thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản vào hồ sơ khai thuế tại trụ sở chính để xác định số thuế phải nộp cho toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh tại trụ sở chính. Số thuế giá trị gia tăng đã nộp tại tỉnh nơi có bất động sản chuyển nhượng được bù trừ với số thuế giá trị gia tăng phải nộp tại trụ sở chính”.

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp người nộp thuế có hoạt động chuyển nhượng bất động sản (trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP) thì nộp hồ sơ khai thuế 05/GTGT và nộp tiền thuế đã kê khai vào ngân sách nhà nước tại tỉnh nơi có bất động sản chuyển nhượng. Người nộp thuế phải tổng hợp doanh thu chưa có thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản vào hồ sơ khai thuế tại trụ sở chính để xác định số thuế phải nộp cho toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh tại trụ sở chính. Số thuế giá trị gia tăng đã nộp tại tỉnh nơi có bất động sản chuyển nhượng được bù trừ với số thuế giá trị gia tăng phải nộp tại trụ sở chính. Người nộp thuế không phải kê khai chứng từ nộp tiền cho hoạt động chuyển nhượng bất động sản vào hồ sơ khai thuế tại trụ sở chính mà cơ quan thuế tự động luân chuyển chứng từ nộp tiền để bù trừ với số thuế phải nộp cho NNT.


Vướng mắc 37: Công ty có hoạt động xây dựng trên địa bàn trong tỉnh, khi thanh toán, kho bạc thực hiện khấu từ 2% thuế vãng lai. Lúc trước biểu mẫu 01GTKT có bảng kê 01-5/GTKT để khai số số vãng lai đã nộp. Nay tôi phải thực hiện kê khai thế nào đối với số thuế vãng lai đã tạm nộp cho hoạt động xây dựng ?
Tổng cục Thuế trả lời:

Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 13 Thông tư số 80/2021/TT-BTC thì số thuế giá trị gia tăng do Kho bạc Nhà nước khấu trừ trên chứng từ thanh toán được trừ vào số thuế giá trị gia tăng phải nộp của nhà thầu. Chủ đầu tư có trách nhiệm cung cấp chứng từ thanh toán cho các nhà thầu đã được Kho bạc Nhà nước khấu trừ thuế. Căn cứ quy định về mẫu biểu khai thuế GTGT tạiThông tư số 80/2021/TT-BTC thì nhà thầu không phải kê khai số thuế GTGT đã được KBNN khấu trừ vào hồ sơ khai thuế. CQT sẽ căn cứ vào chứng từ thanh toán của KBNN chuyển đến để bù trừ với số phải nộp trên tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT cho NNT. 


Vướng mắc 38: Đơn vị có dự án KD BĐS tại 7 địa điểm KD khác trụ sở chính. Năm 2021 Công ty đã tạm nộp thuế TNDN đủ 75% theo phương pháp doanh thu – chi phí cho 7 địa điểm KD BĐS và cả trụ sở chính theo 7 MST của từng địa điểm kinh doanh. Theo Điểm b, Khoản 2, Điều 17 TT80 có nói số thuế TNDN quyết toán = doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt động chuyển nhượng BĐS tại từng tỉnh x 1%, thì công ty tính thuế TNDN quyết toán năm 2021 cho 7 địa điểm KD và trụ sở chính như thế nào? Số thuế đã tạm nộp cho 7 địa điểm KD sử dụng MST khác MST trụ sở chính sẽ được xử lý như thế nào?
Tổng cục Thuế trả lời:

Căn cứ điểm b khoản 1,2,3 Điều 17 và khoản 1 Điều 87 Thông tư số 80/2021/TT-BTC, NNT thực hiện quy định phân bổ thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chuyển nhượng bát động sản khác tỉnh theo tỷ lệ 1% trên doanh thu tính thuế TNDN của hoạt động chuyển nhượng bất động sản tại từng tỉnh từ ngày Thông tư số 80/2021/TT-BTC có hiệu lực thi hành (ngày 1/1/2022). Đối với kỳ tính thuế năm 2021, Công ty vẫn áp dụng cách tính thuế đối với hoạt động chuyển nhượng BĐS tại tỉnh khác với nơi đóng trụ sở chính theo quy định trước thời điểm TT80 có hiệu lực để khai quyết toán thuế năm.


Vướng mắc 41: Cty em nộp thủ tục xin giải thể giữa tháng 12/2021, theo quy định phải nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2021 trong thời hạn 45 ngày. Mà từ tháng 1/2022 tới giờ hệ thống thuế điện tử không cho nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2021 theo mẫu cũ, mẫu mới theo thông tư 80 thì chưa có.Vậy nên Cty em vẫn phải chờ đến khi hệ thống thuế điện tử có mẫu mới tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2021 theo thông tư 80 thì mới có lập và nộp. Vậy trong trường hợp này bên em có bị phạt trễ tờ khai không ạ
Tổng cục Thuế trả lời:

Doanh nghiệp thực hiện nộp HSKT theo thời hạn quy định tại Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Trường hợp đã đến thời hạn nộp HSKT nhưng mẫu biểu chưa được hỗ trợ theo phương thức điện tử, người nộp thuế thực hiện nộp HSKT theo phương thức thủ công để đảm bảo thời hạn kê khai theo quy định.


Vướng mắc 42: Công ty tôi có đơn vị phụ thuộc khác tỉnh với nơi đóng trụ sở chính. Theo Thông tư 80/2021 quy định về phân bổ thuế TNDN như sau: Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại từng tỉnh nơi có cơ sở sản xuất bằng (=) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của hoạt động sản xuất, kinh doanh nhân (x) với tỷ lệ (%) chi phí của từng cơ sở sản xuất trên tổng chi phí của người nộp thuế (không bao gồm chi phí của hoạt động được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp). Cty chúng tôi chế biến hàng nông sản, bán sản phẩm đã qua chế biến thì được hưởng ưu đãi thuế TNDN, còn sơ chế thì không đc hưởng ưu đãi nhưng chúng tôi ko tách đc chi phí cho chi nhánh vì chi nhánh chỉ hoạt động sơ chế sau chuyển về nhà máy chế biến. Vậy Cty phải làm thế nào để phân bổ thuế TNDN cho chi nhánh
Tổng cục Thuế trả lời:

Căn cứ quy định tại điểm h khoản 1, điểm d khoản 2 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ và điểm c khoản 2 Điều 17 Thông tư số 80/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính thì: Người nộp thuế phải xác định riêng số thuế TNDN phải nộp cho hoạt động được hưởng ưu đãi với cơ quan thuế quản lý nơi có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh. Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của hoạt động được hưởng ưu đãi được xác định theo kết quả sản xuất kinh doanh của hoạt động được hưởng ưu đãi và mức ưu đãi được hưởng và không được tham gia vào việc phân bổ số thuế TNDN cho đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh có hoạt động không được hưởng ưu đãi của người nộp thuế. Trường hợp người nộp thuế có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất khác tỉnh với nơi đóng trụ sở chính thì thực hiện phân bổ thuế TNDN phải nộp tại từng tỉnh nơi có cơ sở sản xuất bằng (=) số thuế TNDN phải nộp của hoạt động sản xuất, kinh doanh (không bao gồm số thuế TNDN phải nộp cho hoạt động được hưởng ưu đãi thuế TNDN) nhân (x) với tỷ lệ (%) chi phí của từng cơ sở sản xuất trên tổng chi phí của người nộp thuế (không bao gồm chi phí của hoạt động được hưởng ưu đãi thuế TNDN).


Vướng mắc 43: Công ty có hoạt động KD BĐS đã kê khai theo MST địa điểm KD tại từng tỉnh (7 MST khác với MST tại trụ sở chính) và hiện đang có số thuế còn được khấu trừ, số thuế nộp thừa. Vậy số thuế GTGT còn được khấu trừ và nộp thừa tại mã số thuế ở các địa điểm kinh doanh xử lý như thế nào khi chuyển về khai theo MST trụ sở chính theo từng dự án (từng địa điểm)?
Tổng cục Thuế trả lời:

– Tại điểm b Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định: “Điều 11. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế Người nộp thuế thực hiện các quy định về địa điểm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 45 Luật Quản lý thuế và các quy định sau đây: 1. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với người nộp thuế có nhiều hoạt động, kinh doanh trên nhiều địa bàn cấp tỉnh theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 4 Điều 45 Luật Quản lý thuế là cơ quan thuế nơi có hoạt động kinh doanh khác tỉnh, thành phố nơi có trụ sở chính đối với các trường hợp sau đây: b) Khai thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản của dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng (bao gồm cả trường hợp có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ) tại nơi có hoạt động chuyển nhượng bất động sản. – Tại điểm b Khoản 1, điểm b Khoản 2 và điểm b Khoản 3 Điều 13 Thông tư số 80/2020/TT-BTC quy định: “Điều 13. Khai thuế, tính thuế và phân bổ thuế GTGT: 1. Các trường hợp được phân bổ: b) Hoạt động chuyển nhượng bất động sản, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP. 2. Phương pháp phân bổ: b) Phân bổ thuế giá trị gia tăng phải nộp đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản: Số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho từng tỉnh của hoạt động chuyển nhượng bất động sản bằng (=) doanh thu chưa có thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản tại từng tỉnh nhân (x) với 1%. 3. Khai thuế, nộp thuế: b) Đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản: b.1) Người nộp thuế thực hiện khai thuế giá trị gia tăng và nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng với cơ quan thuế tại tỉnh nơi có bất động sản chuyển nhượng theo mẫu số 05/GTGT ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này; nộp tiền thuế đã kê khai vào ngân sách nhà nước tại tỉnh nơi có bất động sản chuyển nhượng.  b.2) Người nộp thuế phải tổng hợp doanh thu chưa có thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản vào hồ sơ khai thuế tại trụ sở chính để xác định số thuế phải nộp cho toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh tại trụ sở chính. Số thuế giá trị gia tăng đã nộp tại tỉnh nơi có bất động sản chuyển nhượng được bù trừ với số thuế giá trị gia tăng phải nộp tại trụ sở chính”.

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp người nộp thuế có hoạt động chuyển nhượng bất động sản của dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng (bao gồm cả trường hợp có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ) thì lập hồ sơ khai thuế GTGT riêng cho hoạt động này và nộp hồ sơ khai thuế cho CQT quản lý nơi dự án.

Trường hợp người nộp thuế có hoạt động chuyển nhượng bất động sản (trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP) thì nộp hồ sơ khai thuế 05/GTGT và nộp tiền thuế đã kê khai vào ngân sách nhà nước tại tỉnh nơi có bất động sản chuyển nhượng. Người nộp thuế phải tổng hợp doanh thu chưa có thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản vào hồ sơ khai thuế tại trụ sở chính để xác định số thuế phải nộp cho toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh tại trụ sở chính. Số thuế giá trị gia tăng đã nộp tại tỉnh nơi có bất động sản chuyển nhượng được bù trừ với số thuế giá trị gia tăng phải nộp tại trụ sở chính (Người nộp thuế không phải kê khai chứng từ nộp tiền cho hoạt động chuyển nhượng bất động sản vào hồ sơ khai thuế tại trụ sở chính mà cơ quan thuế tự động luân chuyển chứng từ nộp tiền để bù trừ với số thuế phải nộp cho NNT). 


Vướng mắc 45: Theo tờ khai của thông tư 80 ,có them dòng chỉ tiêu 23a và 24a, cho em hỏi chỉ tiêu này là mình nhập giá trị hang hóa và vat theo nhập khẩu , vậy doanh nghiệp của em có mua lô hang trong nước trong khu chế xuát và có kê khai nộp thuế VAT cho cơ quan hải quan . vậy em sẽ điền sổ tiền giá trị của lô hang và VAT đã nộp phải không ah
Tổng cục Thuế trả lời:

Tại tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính có bổ sung chỉ tiêu 23a, 24a về giá trị và thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào nhập khẩu. Nếu người nộp thuế đáp ứng quy định về điều kiện liên quan đến xác định hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu theo quy định về pháp luật thuế GTGT và pháp luật hải quan thì NNT thực hiện kê khai giá trị và thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào nhập khẩu (chỉ tiêu 23a, 24a) trên tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT.


Vướng mắc 46: DN tôi có trụ sở tại Buôn Ma Thuột, có dự án điện mặt trời tại Đắk Nông thì khai thuế GTGT như thế nào?
Tổng cục Thuế trả lời:

1. Trường hợp DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án điện mặt trời tại Đắk Nông là dự án đầu tư đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động thuộc diện được hoàn thuế: Căn cứ quy định tại điểm d khoản 2 Điều 7 và điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NN-CP thì trường hợp người nộp thuế nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ đang hoạt động có dự án đầu tư thuộc diện được hoàn thuế GTGT tại địa bàn khác tỉnh/tp trực thuộc trung ương với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính thì phải lập hồ sơ khai thuế GTGT riêng cho từng dự án đầu tư và nộp hồ sơ khai thuế cho Cục Thuế nơi có dự án đầu tư. 2. Trường hợp DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án điện mặt trời tại Đắk Nông là dự án đầu tư đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động không thuộc diện được hoàn thuế: Người nộp thuế khai chung đầu vào của dự án đầu tư với hoạt động SXKD của trụ sở chính và nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trụ sở chính. 3. Trường hợp DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án điện mặt trời tại Đắk Nông đã đi vào hoạt động, có phát sinh doanh thu: Căn cứ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NN-CP thì trường hợp người nộp thuế có nhà máy sản xuất điện tại địa bàn tỉnh/tp trực thuộc trung ương khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì người nộp thuế khai thuế GTGT riêng đối với hoạt động của nhà máy sản xuất điện và nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý nơi có nhà máy.


Vướng mắc 48: Doanh nghiệp tôi có phát sinh doanh thu của dịch vụ thực hiện ngoài Việt Nam thực hiện kê khai thuế, nộp thuế TNDN như thế nào?
Tổng cục Thuế trả lời:

Doanh nghiệp xác định doanh thu tính thuế TNDN theo quy định tại điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC và các văn bản sửa đổi, bổ sung. Doanh nghiệp thực hiện kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trên toàn bộ doanh thu tính thuế TNDN (bao gồm cả doanh thu của dịch vụ thực hiện ngoài Việt Nam) theo quy định tại Luật Quản lý thuế và điểm b khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP.


Vướng mắc 49: Công ty chúng tôi có trụ sở chính tại Hà Nội nhưng là chủ đầu tư các dự án nhà ở tại các tỉnh khác. Vậy, nếu theo quy định tại điểm b, khoản 1, điều 11 Nghị định 126/2020 thì:
+ Câu hỏi 1. Công ty chúng tôi phải kê khai từng tờ khai thuế GTGT của từng dự án ở từng tỉnh khác Hà Nội có đúng không?
+ Câu hỏi 2. Đối với những dự án đang đầu tư dang dở trước năm 2022 thì thực hiện xử lý thuế GTGT được khấu trừ trên tờ khai tại trụ sở chính như nào?
+ Câu hỏi 3. Công ty chúng tôi bắt đầu phải kê khai riêng thuế GTGT của dự án ở tỉnh khác Hà Nội từ thời điểm nào của dự án đầu tư.
Tổng cục Thuế trả lời:

1. Trường hợp DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động thuộc diện được hoàn thuế GTGT theo quy định của pháp luật về thuế GTGT:

Căn cứ quy định tại điểm d khoản 2 Điều 7 và điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NN-CP thì trường hợp người nộp thuế nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ đang hoạt động có dự án đầu tư thuộc diện được hoàn thuế GTGT tại địa bàn khác tỉnh/tp trực thuộc trung ương với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính thì phải lập hồ sơ khai thuế GTGT riêng cho từng dự án đầu tư và nộp hồ sơ khai thuế cho Cục Thuế nơi có dự án đầu tư.

2. Trường hợp DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động không thuộc diện được hoàn thuế GTGT theo quy định của pháp luật về thuế GTGT:

Người nộp thuế khai chung đầu vào của dự án đầu tư với hoạt động SXKD của trụ sở chính và nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trụ sở chính.

3. Trường hợp DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng (bao gồm cả trường hợp có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ) đã đi vào hoạt động, có phát sinh doanh thu:

Căn cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NN-CP thì người nộp thuế phải khai thuế giá trị gia tăng riêng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản của dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng (bao gồm cả trường hợp có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ) và nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế nơi có hoạt động chuyển nhượng bất động sản.


Vướng mắc 50: Công ty tôi có trụ sở tại TP. Buôn ma Thuột và địa điểm kinh doanh tại tỉnh khác. Vậy tôi kê khai và nộp thuế cho các địa điểm ngoại tỉnh tày như thế nào?

Tổng cục Thuế trả lời:

– Tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định: “Điều 11. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế Người nộp thuế thực hiện các quy định về địa điểm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 45 Luật Quản lý thuế và các quy định sau đây: 1. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với người nộp thuế có nhiều hoạt động, kinh doanh trên nhiều địa bàn cấp tỉnh theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 4 Điều 45 Luật Quản lý thuế là cơ quan thuế nơi có hoạt động kinh doanh khác tỉnh, thành phố nơi có trụ sở chính đối với các trường hợp sau đây: b) Khai thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản của dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng (bao gồm cả trường hợp có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ) tại nơi có hoạt động chuyển nhượng bất động sản. c) Khai thuế giá trị gia tăng tại nơi có nhà máy sản xuất điện”.

– Tại Khoản 1 Điều 13 Thông tư số 80/2020/TT-BTC quy định: “Điều 13. Khai thuế, tính thuế và phân bổ thuế GTGT: 1. Các trường hợp được phân bổ: a) Hoạt động kinh doanh xổ số điện toán; b) Hoạt động chuyển nhượng bất động sản, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP; c) Hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về hệ thống ngành kinh tế quốc dân và quy định của pháp luật chuyên ngành; d) Đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp), trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP; đ) Nhà máy thủy điện nằm trên nhiều tỉnh”.

Do nội dung hỏi chưa nói rõ địa điểm kinh doanh đang hoạt động sàn xuất kinh doanh theo ngành nghề, lĩnh vực nào nên xin trả lời về nguyên tắc như sau: + Trường hợp địa điểm kinh doanh của NNT thuộc quy định tại điểm b, c Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP thì đơn vị chủ quản của địa điểm kinh doanh phải lập hồ sơ khai riêng và nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý địa điểm kinh doanh. + Trường hợp địa điểm kinh doanh của NNT không thuộc quy định tại điểm b, c Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP thì đơn vị chủ quản của địa điểm kinh doanh kê khai tập trung đối với hoạt động SXKD của địa điểm kinh doanh vào hồ sơ khai thuế của trụ sở chính và nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Nếu địa điểm kinh doanh thuộc đối tượng phân bổ thuế theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Thông tư số 80/2020/TT-BTC nêu trên thì đơn vị chủ quản lập thêm bảng phân bổ thuế theo quy định tại Khoản 5 Điều 13 Thông tư số 80/2020/TT-BTC.


Vướng mắc 51: Công ty chúng tôi có trụ sở chính tại Hà Nội, có cửa hàng tại Đà Nẵng, cửa hàng hạch toán phụ thuộc, công ty mẹ xuất hóa đơn, Vậy trong năm nay chúng tôi có thực hiện phân bổ thuế GTGT cho Đà Nẵng hay không?
Tổng cục Thuế trả lời:

– Tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định: “Điều 11. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế Người nộp thuế thực hiện các quy định về địa điểm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 45 Luật Quản lý thuế và các quy định sau đây: 1. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với người nộp thuế có nhiều hoạt động, kinh doanh trên nhiều địa bàn cấp tỉnh theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 4 Điều 45 Luật Quản lý thuế là cơ quan thuế nơi có hoạt động kinh doanh khác tỉnh, thành phố nơi có trụ sở chính đối với các trường hợp sau đây: b) Khai thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản của dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng (bao gồm cả trường hợp có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ) tại nơi có hoạt động chuyển nhượng bất động sản. c) Khai thuế giá trị gia tăng tại nơi có nhà máy sản xuất điện”.

– Tại Khoản 1 Điều 13 Thông tư số 80/2020/TT-BTC quy định: “Điều 13. Khai thuế, tính thuế và phân bổ thuế GTGT: 1. Các trường hợp được phân bổ: a) Hoạt động kinh doanh xổ số điện toán; b) Hoạt động chuyển nhượng bất động sản, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP; c) Hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về hệ thống ngành kinh tế quốc dân và quy định của pháp luật chuyên ngành; d) Đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp), trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP; đ) Nhà máy thủy điện nằm trên nhiều tỉnh”.

Do nội dung hỏi chưa nói rõ địa điểm kinh doanh đang hoạt động sàn xuất kinh doanh theo ngành nghề, lĩnh vực nào nên xin trả lời về nguyên tắc như sau: + Trường hợp địa điểm kinh doanh của NNT thuộc quy định tại điểm b, c Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP thì đơn vị chủ quản của địa điểm kinh doanh phải lập hồ sơ khai riêng và nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý địa điểm kinh doanh. + Trường hợp địa điểm kinh doanh của NNT không thuộc quy định tại điểm b, c Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP thì đơn vị chủ quản của địa điểm kinh doanh kê khai tập trung đối với hoạt động SXKD của địa điểm kinh doanh vào hồ sơ khai thuế của trụ sở chính và nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Nếu địa điểm kinh doanh thuộc đối tượng phân bổ thuế theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Thông tư số 80/2020/TT-BTC nêu trên thì đơn vị chủ quản lập thêm bảng phân bổ thuế theo quy định tại Khoản 5 Điều 13 Thông tư số 80/2020/TT-BTC.


Vướng mắc 52: Công ty tôi có đơn vị phụ thuộc khác tỉnh với nơi đóng trụ sở chính thì đơn vị phụ thuộc có phải tính thuế, khai thuế, nộp thuế GTGT riêng cho cơ quan thuế quản lý đơn vị phụ thuộc không?
Tổng cục Thuế trả lời:

Căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 13 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính thì: Người nộp thuế có đơn vị phụ thuộc khác tỉnh với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính nếu đơn vị phụ thuộc trực tiếp bán hàng, sử dụng hoá đơn do đơn vị phụ thuộc đăng ký hoặc do người nộp thuế đăng ký với cơ quan thuế quản lý đơn vị phụ thuộc, theo dõi hạch toán đầy đủ thuế GTGT đầu ra, đầu vào thì đơn vị phụ thuộc tính thuế, khai thuế, nộp thuế GTGT cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị phụ thuộc.

Vướng mắc 53Công ty của tôi có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh khác tỉnh, thành phố nơi có trụ sở chính có thu nhập được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện khai thuế, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như thế nào?
Tổng cục Thuế trả lời:

Người nộp thuế có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh khác tỉnh, thành phố nơi có trụ sở chính có thu nhập được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý chậm nhất là ngày ngày 30 của tháng đầu quý sau tại nơi có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh khác tỉnh, thành phố nơi có trụ sở chính có thu nhập được hưởng ưu đãi khác tỉnh. Cuối kỳ tính thuế, người nộp thuế khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo năm đối với thu nhập được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp của đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh khác tỉnh theo mẫu số 03-3A/TNDN, 03-3B/TNDN, 03-3C/TNDN, 03-3D/TNDN tại cơ quan thuế nơi có đơn vị được hưởng ưu đãi khác tỉnh; đồng thời nộp các Phụ lục này kèm tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp số 03/TNDN tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp.


Vướng mắc 54Hoạt động cho thuê cơ sở hạ tầng KCN có thuộc trường hợp khai phân bổ thuế gtgt theo khoản 1 điều 11 NĐ126 hay không?! Nếu thuộc thì số thuế gtgt khấu trừ, nộp thừa tại các địa điểm kd thì xử lý ntn? Nếu không thuộc thì khai hskt tại nơi có hđ chuyển nhượng bđs theo mst nào?! Trân trọng!
Tổng cục Thuế trả lời:

Căn cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn trường hợp khai thuế riêng tại cơ quan thuế nơi có hoạt động kinh doanh khác tỉnh, thành phố nơi có trụ sở chính: “b) Khai thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản của dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng (bao gồm cả trường hợp có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ) tại nơi có hoạt động chuyển nhượng bất động sản.” Ttrường hợp NNT có hoạt động cho thuê cơ sở hạ tầng KCN khác tỉnh nơi đóng trụ sở chính không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP. Vì vậy, NNT không phải kê khai riêng cho cơ quan thuế nơi có hoạt động cho thuê cơ sở hạ tầng khu CN mà kê khai chung với hoạt động SXKD khác của NNT tại trụ sở chính và nộp hồ sơ khai thuế cho CQT quản lý trực tiếp.


Vướng mắc 55: Tôi nộp thuế gtgt theo pp khấu trừ có hoạt động chuyển nhượng bđs tại địa bàn khác tỉnh, thành phố với nơi đóng trụ sở chính thì tính thuế, khai thuế, nộp thuế GTGT như thế nào?
Tổng cục Thuế trả lời:

Căn cứ quy định tại Điểm b Khoản 1, Điểm b Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều 13 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính thì: Người nộp thuế thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có hoạt động chuyển nhượng bất động sản (trừ hoạt động chuyển nhượng bất động sản của dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP) tại địa bàn khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính thực hiện khai thuế GTGT theo mẫu số 05/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính, nộp hồ sơ khai thuế GTGT cho cơ quan thuế tại tỉnh nơi có bất động sản chuyển nhượng; nộp tiền thuế GTGT đã kê khai vào ngân sách nhà nước tại tỉnh nơi có bất động sản chuyển nhượng. Số thuế GTGT phải nộp cho từng tỉnh của hoạt động chuyển nhượng bất động sản bằng (=) doanh thu chưa có thuế GTGT đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản tại từng tỉnh nhân (x) với 1%. Người nộp thuế phải tổng hợp doanh thu chưa có thuế GTGT đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản vào hồ sơ khai thuế GTGT tại trụ sở chính để xác định số thuế GTGT phải nộp cho toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại trụ sở chính. Số thuế GTGT đã nộp tại tỉnh nơi có bất động sản chuyển nhượng được bù trừ với số thuế GTGT phải nộp tại trụ sở chính.


Vướng mắc 56Doanh nghiệp của tôi có phát sinh thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản thực hiện khai thuế, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như thế nào?
Tổng cục Thuế trả lời:

Căn cứ quy định tại điểm e khoản 4 ,điểm b khoản 6 Điều 8, điểm a khoản 6 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP và điểm b khoản 1,2,3 Điều 17 Thông tư số 80/2021/TT-BTC: Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa dịch vụ theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp có phát sinh thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản thực hiện khai thuế, nộp thuế theo lần phát sinh và nộp hồ sơ khai thuế theo mẫu số 02/TNDN đến cơ quan thuế nơi có bất động sản được chuyển nhượng. Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp doanh thu – chi phí thực hiện tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (bao gồm cả tạm phân bổ số thuế thu nhập doanh nghiệp cho địa bàn cấp tỉnh nơi có bất động sản chuyển nhượng khác với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính theo tỷ lệ 1% trên doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt động chuyển nhượng bất động sản tại từng tỉnh) theo quý chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau. Cuối kỳ tính thuế, người nộp thuế khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo năm đối với toàn bộ hoạt động chuyển nhượng bất động sản trên mẫu số 03/TNDN tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp và xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho từng tỉnh tại phụ lục bảng phân bổ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho các địa phương nơi được hưởng nguồn thu đối với hoạt động chuyển nhượng bất động theo mẫu số 03-8A/TNDN.


Vướng mắc 57: DN có chi nhánh phụ thuộc hạch toán độc lập tại khác tỉnh thành phố thì trụ sở chính phải kê khai doanh số và phân bổ , vậy tại chi nhánh phụ thuộc việc theo dõi doanh thu sẽ rất khó? trụ sở chính có gửi bản phân bổ cho chi cục thuế quản lý các chi nhánh không
Tổng cục Thuế trả lời:

Căn cứ khoản 4 Điều 13 Thông tư số 80/2021/TT-BTC “4. Đối với đơn vị phụ thuộc trực tiếp bán hàng, sử dụng hoá đơn do đơn vị phụ thuộc đăng ký hoặc do người nộp thuế đăng ký với cơ quan thuế quản lý đơn vị phụ thuộc, theo dõi hạch toán đầy đủ thuế giá trị gia tăng đầu ra, đầu vào thì đơn vị phụ thuộc khai thuế, nộp thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị phụ thuộc.” Do đó, trường hợp người nộp thuế có đơn vị phụ thuộc (chi nhánh) tại địa bàn khác tỉnh, theo dõi hạch toán đầy đủ thuế giá trị gia tăng đầu ra, đầu vào thì đơn vị phụ thuộc khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị phụ thuộc. Nếu đơn vị phụ thuộc (chi nhánh) khác tỉnh với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính thuộc đối tượng phân bổ thuế GTGT theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Thông tư số 80/2021/TT-BTC thì doanh nghiệp khai tập trung cho cả hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị phụ thuộc này và nộp hồ sơ khai thuế, bảng phân bổ thuế GTGT cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trụ sở chính theo quy định tại Khoàn 5 Điều 13 Thông tư số 80/2021/TT-BTC.


Vướng mắc 58: Công ty hiện nay có rất nhiều địa điểm kinh doanh khác tỉnh, được thành lập từ năm 2020, đang kinh doanh thương mại đơn thuần thuộc ngành nghề: buôn bán quần áo. Các địa điểm này khác tỉnh, tp với trụ sở chính, hạch toán phụ thuộc, tập trung tại trụ sở chính và sử dung chung hóa đơn với công ty mẹ phát hành tại cơ quan thuế quản lý trụ sở chính. Vậy các địa điểm kinh doanh này có phải phân bổ thuế GTGT cho các cơ quan thuế địa phương quản lý địa điểm kinh doanh không?
Tổng cục Thuế trả lời:

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính quy định về các trường hợp được phân bổ bao gồm: “a) Hoạt động kinh doanh xổ số điện toán b) Hoạt động chuyển nhượng bất động sản, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP  c) Hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về hệ thống ngành kinh tế quốc dân và quy định của pháp luật chuyên ngành d) Đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất (bao gồm cơ sở gia công, lắp ráp), trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP đ) Nhà máy thủy điện nằm trên nhiều tỉnh” Căn cứ quy định nêu trên trường hợp công ty có địa điểm kinh doanh khác tỉnh, đang kinh doanh thương mại đơn thuần thuộc ngành nghề: buôn bán quần áo. Các địa điểm này khác tỉnh, tp với trụ sở chính, hạch toán phụ thuộc, tập trung tại trụ sở chính và sử dung chung hóa đơn với công ty mẹ thì không thuộc trường hợp phân bổ thuế GTGT theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 13 Thông tư số 80/2022/TT-BTC.

Tổng cục Thuế.

0 0 votes
Article Rating

Tags :

Labor-Social Securities, Tax – Accounting – Finance, Tin tức – Sự kiện mới

Share This :

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

203
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x