THỜI GIAN NGHỈ HƯỞNG CHẾ ĐỘ BHXH, BHTNLĐ – BNN

Labor-Social Securities

,

Tin tức – Sự kiện mới

Khi tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ – BNN), người lao động sẽ có những khoảng thời gian nghỉ việc để hưởng chế độ bảo hiểm theo quy định. Dưới đây là một vài thông tin người lao động cần biết về các khoảng thời gian hưởng chế độ bảo hiểm theo quy định của pháp luật. bwin

Căn cứ vào Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Luật An toàn vệ sinh lao động 2014 và Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, quy định thời gian được hưởng chế độ BHXH, BHTNLĐ – BNN như sau:

A. CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU
1. Chế độ ốm đau
a. Đối với trường hợp làm việc trong điều kiện bình thường:
– 30 ngày: Nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
– 40 ngày: Nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.
– 60 ngày: Nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

b. Đối với trường hợp làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên:
– 40 ngày: Nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
– 50 ngày: Nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.
– 70 ngày: Nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

c. Đối với trường hợp mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày:
– Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau nêu trên mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

2. Chế độ khi con ốm đau
– Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con:
    + Tối đa là 20 ngày làm việc: nếu con dưới 03 tuổi.
    + Tối đa là 15 ngày làm việc: nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.
– Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

3. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau
Người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định tại Điều 26 của Luật bảo hiểm xã hội 2014, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe như sau:
– Tối đa 10 ngày: đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày.
– Tối đa 07 ngày: đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật.
– Bằng 05 ngày: đối với các trường hợp khác.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

B. CHẾ ĐỘ THAI SẢN
1. Chế độ khi khám thai
Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

2. Chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý
Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa như sau:
– 10 ngày: nếu thai dưới 05 tuần tuổi.
– 20 ngày: nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi.
– 40 ngày: nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi.
– 50 ngày: nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

3. Chế độ khi sinh con
a. Đối với lao động nữ
Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

b. Đối với lao động nam
Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
+ 05 ngày làm việc.
+ 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.
+ 10 ngày làm việc khi vợ sinh đôi, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc.
+ 14 ngày làm việc khi vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con. لعب بوكر حقيقي

4. Chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ
a. Đối với lao động nữ mang thai hộ
Lao động nữ mang thai hộ được hưởng chế độ khi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý và chế độ khi sinh con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá thời gian quy định tại “Chế độ khi sinh con” nêu trên.
Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

b. Đối với người mẹ nhờ mang thai hộ
Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

5. Chế độ khi nhận nuôi con nuôi
Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định tại Khoản 2, Điều 31 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ.

6. Chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai
Khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
– 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;
– 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
Thời gian hưởng chế độ thai sản này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

7. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
– Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên.
– Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật.
– Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác. افضل موقع مراهنات كرة القدم
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

C. CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP
Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập Công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
– Tối đa 10 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên.
– Tối đa 07 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% đến 50%.
– Tối đa 05 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 15% đến 30%.

Chúc các bạn thành công!

0 0 votes
Article Rating

Tags :

Labor-Social Securities

,

Tin tức – Sự kiện mới

Share This :

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

2
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x