XUẤT HÓA ĐƠN VAY MƯỢN HÀNG HÓA

Tax – Accounting – Finance

Về vấn đề này, Bộ Tài chính có các quy định như sau:
  1. Theo Điểm b Khoản 1 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC nguyên tắc lập hóa đơn:

“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa.”

Như vậy, theo Thông tư 39/2014/TT-BTC thì hàng hóa cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa vay, mượn là phải lập hóa đơn. 
  1. Nhưng điểm này đã được sửa đổi, bổ sung tại Điểm a Khoản 3 Điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC:

“a) Sửa đổi, bổ sung hướng dẫn tại Điểm b Khoản 1 Điều 16 như sau:                                                                                       b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất.”

  1. Tiếp tục, điểm này được sửa đổi tại Điểm a Khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC:

“a) Sửa đổi, bổ sung Điểm b Khoản 1 Điều 16 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT-BTC) như sau:                                                                                                                                                                                          b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).”

Như vậy, sau khi sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 26/2015/TT-BTC, đã bỏ cụm từ: “xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa”. Tức là hàng hóa cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa vay, mượn là không phải lập hóa đơn. 
  1. Ngoài ra, theo Khoản 2 Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC:

“2. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC như sau:

Trường hợp xuất máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa dưới hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả, nếu có hợp đồng và các chứng từ liên quan đến giao dịch phù hợp, cơ sở kinh doanh không phải lập hóa đơn, tính, nộp thuế GTGT.”

Như vậy, khi cho vay, mượn hàng hóa thì ngoài không phải lập hóa đơn, thì không cần phải tính, nộp thuế GTGT.
  1. Nhưng tại Khoản 1, Điều 4, Nghị định 123/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2022 lại quy định:

“Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa)…”.

Tóm lại, bắt đầu từ ngày 01/07/2022, hàng hóa khi cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa vay, mượn là phải lập hóa đơn. Thông tin đến bạn đọc!
0 0 votes
Article Rating

Tags :

Tax – Accounting – Finance

Share This :

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

1
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x