BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN – NHỮNG QUY ĐỊNH LIÊN QUAN

Tax – Accounting – Finance, Tin tức – Sự kiện mới

Trước xu hướng hiện nay, người lao động nhận bảo hiểm xã hội một lần không giảm mà tiếp tục gia tăng,nhất là với nhóm người lao động sau độ tuổi 35 bởi đó là quyền lợi của họ khi đến đủ điều kiện lãnh, hưởng, nhận theo quy định. Tuy nhiên việc xác định cách tính, mức hưởng và quyền lợi liên quan vẫn là vướng mắc của nhiều người lao động. العاب اون لاين  

Các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được căn cứ theo khoản 1 điều 2 của Luật BHXH 58/2014:
– Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa NSDLĐ với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
– Người làm việc theo hợp đồng lao động thời vụ;
– Cán bộ, công chức, viên chức;
– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
– Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
– Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
– Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

1. Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần:
»» Căn cứ khoản 1 Điều 60 Luật BHXH 58/2014 và điều 1 Nghị quyết 93/2015 Quy định điều kiện hưởng trợ cấp BHXH 1 lần:

“…1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu…”

“…Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần…”

»» Như vậy,hưởng BHXH 1 lần khi đáp ứng một trong các điều kiện:
+ Đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đóng đủ 20 năm BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện;
+ Không đủ tuổi hưởng lương hưu và chưa đóng đủ 20 năm BHXH không tiếp tục tham gia BHXH sau 1 năm nghỉ việc;
+ Đóng đủ 20 năm BHXH và đủ điều kiện hưởng lương hưu; nhưng ra nước ngoài định cư hoặc bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng.

Lưu ý: Nếu bạn là lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn đã tham gia BHXH từ đủ 15 năm trở lên thì không được hưởng BHXH một lần.

2. Hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp BHXH 1 lần
»» Căn cứ vào Điều 109 Luật BHXH 58/2014 Hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp BHXH 1 lần gồm:
– Sổ BHXH
– Đơn đề nghị hưởng trợ cấp BHXH 1 lần  (mẫu 14-HSB)
– CMND, sổ hộ khẩu hoặc tạm trú để đối chiếu 
– Đối với người ra nước ngoài để định cư có thêm một trong các giấy tờ sau:
+ Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam;
+ Hộ chiếu do nước ngoài cấp;
+ Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;
+ Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
– Đối với NLĐ mắc bệnh nguy hiểm tính như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế: Trích sao hồ sơ bệnh án

3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần
– Mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:
+ 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014;
+ 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
+ Trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
– Mức hưởng BHXH một lần thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 60, Luật BHXH 2014 không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
– Mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần của một số trường hợp khác:
+ Trường hợp chưa đóng đủ 1 năm: 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng BHXH, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
– Trường hợp có tháng lẻ: Thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
– Trường hợp có thời gian đóng BHXH tự nguyện và bắt buộc
+ Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của từng thời kỳ.
Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính bằng tổng số tiền Nhà nước hỗ trợ của từng tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. 
Mức hỗ trợ của từng tháng được tính theo công thức sau:
Số tiền nhà nước hỗ trợ tháng i = 0,22 x Chuẩn nghèo khu vực nông thôn tại tháng i x tỷ lệ hỗ trọ của nhà nước tại tháng i

Ví dụ:
Công nhân A có làm cho công ty ở Hồ Chí Minh và có tham gia Bảo hiểm xã hội. A đã nghỉ việc vào tháng 7/2017, đến tháng 8/2018, A muốn lấy tiền Bảo hiểm xã hội một lần thì cho hỏi A nhận được tổng số tiền bao nhiêu? بيتواي Thời gian đóng bảo hiểm của A như sau:
Tháng 01/2014 – 12/2014 mức lương đóng BH là: 1.200.000
Tháng 01/2015 – 09/2015 mức lương đóng BH là: 1.445.000
Tháng 10/2015 – 12/2015: 2.140.000
Tháng 07/2016 – 10/2016: 2.140.000
Tháng 11/2016 – 02/2017: nghỉ thai sản
Tháng 03/2017 – 07/2015: 2.515.000
Cách tính:
– Tháng 01/2014 – 12/2014: thời gian 12 tháng – mức lương là 1.200.000: 1.200.000 x 12 = 14.400.000.
– Tháng 01/2015 – 09/2015: 1. 445.000 x 9 = 13.005.000.
– Tháng 10/2015 – 12/2015: 2.140.000 x 3 = 6.420.000.
– Tháng 07/2016 – 10/2016: 2.140.000 x 4= 8.560.000.
– Tháng 03/2017 – 07/2015: 2.515.000 x 5 = 12.575.000.
==> Tổng thời gian là: 12 + 9 + 3 + 4 + 5 = 33 tháng.
==> Tổng số lương là: 14.400.000 + 13.005.000 + 6.420.000 + 8.560.000 + 12.575.000 = 54.960.000.
==> Mức lương bình quân là: 54.960.000/33 = 1.665.455.
==> Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là: 3 năm 1 tháng.
==> Trợ cấp Bảo hiểm xã hội 1 lần: 1.665.455 x 3 x 2 = 9.992.730 
==> Như vậy, bạn sẽ nhận được tổng số tiền bảo hiểm 1 lần là 9.992.730 đồng.

Hãy nên cân nhắc kỹ việc xin hưởng BHXH một lần. Bởi, BHXH có sự đóng góp của người lao động và của người sử dụng lao động cho người lao động khi còn trẻ, chính là “của để dành” cho người lao động khi về già.

0 0 votes
Article Rating

Tags :

Tax – Accounting – Finance, Tin tức – Sự kiện mới

Share This :

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

1
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x