CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ CỦA HÀNG HÓA BỊ TỔN THẤT

Tax – Accounting – Finance, Tin tức – Sự kiện mới

Hàng hóa thường bị tổn thất, hư hại do một trong các trường hợp sau:
   – Bất khả kháng: do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác.
   – Do hết hạn sử dụng, bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên.
   – Do quản lý của DN: Bị mất, cháy, hỏng… (Do nhân viên, do vận chuyển, do cách quản lý..).
Vậy trong trường hợp nào thì chi phí hàng hóa bị tổn thất được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế và không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế? Hãy cùng QPT tìm hiểu nha! شرح موقع bet365

 

Theo quy định tại khoản 2.1 Điều 6 của TT 78/2014/TT-BTC và được sửa đổi bổ sung tại Điều 4 của TT 96/2015/TT-BTC như sau: Trường hợp doanh nghiệp có chi phí liên quan đến phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, cụ thể như sau:

Doanh nghiệp phải tự xác định rõ tổng giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật.

Phần giá trị tổn thất đó được xác định bằng tổng giá trị tổn thất trừ phần giá trị doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân khác phải bồi thường theo quy định của pháp luật. لعبة الروليت المجانيه  
a)  Hồ sơ đối với tài sản, hàng hóa bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn được tính vào chi phí được trừ như sau:
– Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất do doanh nghiệp lập.Trong đó, biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa tổn thất phải xác định rõ giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất, nguyên nhân tổn thất, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về những tổn thất; chủng loại, số lượng, giá trị tài sản, hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có); bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị tổn thất có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
– Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).
– Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có). اسرار لعبة البوكر

b) Hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, không được bồi thường thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
 Hồ sơ đối với hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, được tính vào chi phí được trừ như sau:
 – Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa bị hư hỏng do doanh nghiệp lập.Trong đó, biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa hư hỏng phải xác định rõ giá trị hàng hóa bị hư hỏng, nguyên nhân hư hỏng; chủng loại, số lượng, giá trị hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có) kèm theo bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị hư hỏng có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
 – Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).
 – Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có)

c) Hồ sơ nêu trên được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình với cơ quan thuế khi cơ quan thuế yêu cầu.
(Trước đây theo TT 78/2014 thì: Doanh nghiệp gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý văn bản giải trình về tài sản, hàng hóa bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn; hàng hóa bị hư hỏng do hết hạn sử dụng, bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên không được bồi thường chậm nhất khi nộp hồ sơ kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của năm xảy ra tài sản, hàng hóa bị tổn thất, bị hư hỏng. Các hồ sơ khác (bao gồm Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất, bị hư hỏng; Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, Ban quản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế; Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có); Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có) và các tài liệu khác) được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình với cơ quan thuế khi cơ quan thuế yêu cầu.)

Kết luận: Doanh nghiệp sẽ được tính vào chi phí được trừ phần giá trị của hàng bị tổn thất do các liên lý do bất khả kháng: thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn hay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng.

Trân trọng !

0 0 votes
Article Rating

Tags :

Tax – Accounting – Finance, Tin tức – Sự kiện mới

Share This :

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x