Từ ngày 01/07/2020, căn cứ theo điểm b, khoản 79 Luật Quản lý Thuế 38/2019/QH14, Quy định miễn thuế đối với cá nhân có số tiền thuế phát sinh phải nộp hằng năm sau quyết toán Thuế TNCN từ tiền lương, tiền công từ 50.000 đồng trở xuống.
Điều 79. Miễn thuế, giảm thuế 1. Miễn thuế, giảm thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế và khoản 2 Điều này. 2. Miễn thuế đối với các trường hợp sau đây: […] b) Cá nhân có số tiền thuế phát sinh phải nộp hằng năm sau quyết toán thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công từ 50.000 đồng trở xuống.
Như vậy, ngoài việc giữ nguyên quy định miễn thuế với hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp có số tiền thuế phải nộp hằng năm từ 50.000 đồng trở xuống, Luật này còn bổ sung trường hợp được miễn thuế với thu nhập từ tiền công, tiền lương. Từ năm 2020, cá nhân có số tiền thuế phát sinh phải nộp hằng năm sau quyết toán thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công từ 50.000 đồng trở xuống sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân.
Xem thêm các quy định mới Luật Quản lý Thuế 2019 tại đây!…Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế có kỳ tính thuế theo năm của 2020
– Từ ngày 01/7/2020, sẽ kéo dài thời hạn Quyết toán Thuế TNCN đối với cá nhân trực tiếp quyết toán (theo quy định hiện hành chậm nhất là ngày thứ 90, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính). – Ngoài ra, đối với hồ sơ khai thuế khoán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thì thời hạn chậm nhất là ngày 15 tháng 12 của năm trước liền kề, trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới kinh doanh thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh.
Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế TNCN
Căn cứ vào Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Thông tư 111/2013/TT-BTC, quy định thời điểm xác định thu nhập để tính thuế TNCN là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế.
Phương pháp tính thuế TNCN
– Tính theo biểu lũy tiến từng phần: đối với lao động ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) từ 3 tháng trở lên – Khấu trừ 10%: đối với người lao động không ký hợp đồng hoặc ký HĐLĐ dưới 3 tháng có tổng mức trả thu nhập từ 2.000.000 đồng/lần trở lên – Khấu trừ 20%: đối với cá nhân không cư trú (thông thường là người nước ngoài) được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nhân với thuế suất 20%
Cá nhân cư trú không ký HĐLĐ hoặc có ký nhưng dưới 3 tháng
– Khấu trừ thuế TNCN theo từng lần chi trả thu nhập từ 2.000.000 đồng trở lên – Đối với cá nhân cư trú: khấu trừ 10% tổng thu nhập trả/lần (không phân biệt có mã số thuế hay không)
Lưu ý: Trong trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức TNCT của cá nhân sau khi giảm trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế TNCN. – Người làm cam kết 02 bắt buộc phải có MST tại thời điểm làm cam kết. Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.
Cách tính thuế TNCN đối với cá nhân cư trú có ký HĐLĐ thời hạn từ 3 tháng trở lên: Kể cả trường hợp cá nhân ký HĐLĐ có thời hạn từ 3 tháng trở lên tại nhiều nơi. Chú ý : Đối với cá nhân cư trú ký HĐLĐ có thời hạn từ 3 tháng trở lên nhưng nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập vẫn thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần.
Cách tính thuế TNCN được xác định như sau:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ
Thu nhập chịu thuế = Thuế thu nhập – Các khoản miễn thuế
Thu nhập tính thuế TNCN
Thu nhập chịu thuế: là tổng TNCN nhận được từ tổ chức chi trả không bao gồm các khoản sau: – Phụ cấp giữa ca, ăn trưa – Phụ cấp điện thoại – Phụ cấp trang phục – Tiền công tác phí – Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ. Ví dụ: Ban ngày được trả 150.000 đồng/giờ, làm thêm ban đêm được trả 200.000 đồng/giờ thì số tiền làm thêm ban đêm nhận được có 150.000 đồng phải chịu thuế TNCN, 50.000 đồng vượt trên mức bình thường không chịu thuế TNCN. – Và một số các phụ cấp, trợ cấp khác không chịu thuế…không được liệt kê ở đây, các trường hợp được nêu trên thường được các DN sử dụng đến.
Các khoản giảm trừ
– Đối với bản thân là 11.000.000 đồng/người/tháng – Đối với người phụ thuộc là 4.400.000 đồng/người/tháng
Xem thêm…Các khoản bảo hiểm bắt buộc
Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm nghề nghiệp trong một số lĩnh vực đặc biệt.
Xem thêm…
Leave a Reply