NHẬN DIỆN RỦI RO TRÊN BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN, CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN

Tax – Accounting – Finance

Vận dụng pháp luật về kế toán và pháp luật về thuế để tìm ra sự tương đồng và sự khác biệt giữa chúng, đồng thời kết hợp với những kinh nghiêm thực tiễn để hướng dẫn bạn đọc nhận dạng những dấu hiệu rủi ro trong việc kê khai thuế của doanh nghiệp thông qua phân tích báo cáo tài chính.

Phân tích, đánh giá các khoản mục trên bảng cân đối kế toán (BCĐKT), bảng cân đối số phát sinh (BCĐPS) kết hợp với TM BCTC (TM BCTC) để tìm ra những sai sót, những điểm bất hợp lý trên Báo cáo tài chính (BCTC):

1. Thanh toán với người mua: – Trường hợp TK 131 có số dư CÓ: cần xem xét TM BCTC để xác định cụ thể khách hàng nào đã ứng trước tiền và có thể trao đổi với người nộp thuế (NNT) để làm rõ nội dung ứng trước tiền hàng và đã phát sinh doanh thu vào thời điểm nào. – Trường hợp TK 131 có số dư NỢ: cần xem xét thời điểm phát sinh doanh thu; xác nhận nợ, hợp đồng quy định thời hạn chậm trả và khoản phạt vi phạm hợp đồng.

Rủi ro: – Khai thiếu doanh thu tính thuế, nhất là hoạt động dịch vụ (trước năm 2015). – Khai thiếu thu nhập (nợ phải trả không xác định chủ nợ, khoản tiền người mua ứng trước sau đó không mua hàng – vi phạm hợp đồng). – Ghi nhận doanh thu không đúng kỳ tính thuế.  – Khai thiếu thuế GTGT hàng bán ra.

Thời điểm xác định doanh thu, tính thuế hàng hoá, dịch vụ  Các sai sót thường gặp khi kê khai thuế GTGT đầu ra 

2. Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư ngắn hạn:  Dư CÓ TK 129 (TT 200/2014/TT-BTC); TK 229 (TT 133/2016/TT-BTC) Qua phân tích hồ sơ, nếu TK 129 (TK 229) phát sinh số dư CÓ thì công chức thuế xem xét TM BCTC và có thể trao đổi với NNT để làm rõ nội dung sau đây: – Xác định số dư đầu/cuối kỳ, số dư đã trích thêm hoặc số đã hoàn nhập giảm chi phí. – Số lượng chứng khoán cho từng loại chứng khoán đầu tư (đầu tư theo đúng pháp luật và được tư do mua bán trên thị trường); giá chứng khoán đang hạch toán trên sổ kế toán; giá chứng khoán thực tế trên thị trường. – Trên cơ sở đó, đánh giá việc NNT trích hoặc đã hoàn nhập phù hợp với quy định.

Rủi ro: – NNT trích dự phòng không phù hợp, không hoàn nhập; – Khi tổn thất xảy ra, đơn vị tiếp tục ghi nhận chi phí mà không sử dụng khoản dự phòng; – Không đủ chứng từ chứng minh việc lập dự phòng tổn thất theo đúng quy định.

Để phòng ngừa phần giá trị bị tổn thất nếu chứng khoán của doanh nghiệp bị giảm giá hoặc các khoản đầu tư vào doanh nghiệp khác đang bị thua lỗ thì doanh nghiệp nên lập Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính. Vậy dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính được quy định cụ thể như thế nào?   

3. Các khoản phải thu: Dư NỢ TK 138 Qua phân tích hồ sơ, nếu TK 138 phát sinh số dư NỢ thì công chức thuế xem xét TM BCTC và có thể trao đổi với NNT để làm rõ nội dung sau đây: – DN có phát sinh nghiệp vụ cho mượn tiền không lãi suất để nhận dạng dấu hiệu không khai báo thu nhập tài chính vào thu nhập chịu thuế TNDN (trước ngày 02/08/2014) hoặc chi phí lãi vay không phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. – Tài sản thiếu, mất chờ xử lý để xác định nguyên nhân và nhận dạng dấu hiệu rủi ro về thuế GTGT.

Doanh nghiệp cho vay không lãi suất sẽ bị ấn định thuế  Điều kiện để chi phí lãi vay hợp lý khi tính thuế TNDN  

4. Dự phòng nợ phải thu khó đòi: Dư CÓ TK 139 (TT 200/2014/TT-BTC); TK 229 (TT 133/2016/TT-BTC) Qua phân tích hồ sơ, nếu TK 139 (TK 229) phát sinh số dư CÓ thì công chức thuế xem xét TM BCTC và có thể trao đổi với NNT để làm rõ nội dung sau đây: – Xác định số dư đầu/cuối kỳ, số đã trích thêm hoặc số đã hoàn nhập giảm chi phí. – Các khoản nợ khó thu theo từng tuổi nợ, kèm theo khế ước vay tiền, hợp đồng kinh tế, thanh lý hợp đồng, đối chiếu xác nhận nợ, hoặc bằng chứng NNT lâm vào tình trạng phá sản, đang làm thủ tục giải thể, mất tích, bỏ trốn. – Trên cơ sở đó, đánh giá việc NNT trích hoặc đã hoàn nhập phù hợp với quy định.

Rủi ro: NNT trích không phù hợp, không hoàn nhập (trừ trường hợp NNT đã khai điều chỉnh, bổ sung theo quy định); hoặc không đủ điều kiện theo quy định.

5. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Dư CÓ TK 159 (TT 200/2014/TT-BTC); TK 259 (TT 133/2016/TT-BTC) Qua phân tích hồ sơ, nếu TK 159 (TK 259) phát sinh số dư CÓ thì công chức thuế xem xét TM BCTC và có thể trao đổi với NNT để làm rõ nội dung sau đây: – Giá trị trên sổ kế toán đối với từng loại hàng tồn kho, căn cứ để xác định giá trị thuần có thể thực hiện được. – Trên cơ sở đó, đánh giá việc NNT trích hoặc đã hoàn nhập phù hợp với quy định. – Xem xét trường hợp đã ký hợp đồng tiêu thụ nhưng chưa giao hàng.

Rủi ro: NNT trích không phù hợp, không hoàn nhập; hoặc không đủ điều kiện theo quy định.

Điều kiện để trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi và giảm giá hàng tồn kho 

6. Tăng, giảm TSCĐ: Dư NỢ TK 211 tăng, giảm – Trường hợp phát sinh tăng, giảm TSCĐ trên BCĐKT thì công chức thuế xem xét TM BCTC và có thể trao đổi với NNT để làm rõ nội dung sau đây:    + Xác định nguyên giá có phù hợp hay không và TSCĐ tăng có hóa đơn, chứng từ đúng quy định hay không.    + Nếu TSCĐ tăng do đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) hoàn thành, bàn giao thì căn cứ vào kết quả thanh, kiểm tra hoặc kiểm toán các năm trước và năm nay có liên quan đến chi phí XDCB để nhận dạng dấu hiệu rủi ro. – Trường hợp phát sinh giảm nguyên giá trên BCĐKT thì công chức thuế xem xét TM BCTC và có thể trao đổi với NNT để làm rõ nội dung sau đây: giảm TSCĐ do nguyên nhân, việc thanh lý, chuyển nhượng có hạch toán đúng quy định không (ghi giảm nguyên giá đồng thời với ghi giảm hao mòn, hạch toán vào thu nhập khác (nếu có) và chi phí khác).

7. Hao mòn TSCĐ: TK 214 Qua phân tích hồ sơ, NNT có trích khấu hao TSCĐ TK 214 thì công chức thuế xem xét TM BCTC và có thể trao đổi với NNT để làm rõ nội dung sau đây: – Trường hợp NNT áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng thì căn cứ vào TM BCTC để xác định thời gian khấu hao bình quân (TG KHBQ) cho từng loại TSCĐ (TG KHBQ = nguyên giá (trung bình cộng) / giá trị hao mòn), đồng thời so sánh với thời gian khấu hao tối thiểu theo quy định để ước lượng mức khấu hao NNT trích có phù hợp hay không (trường hợp này chấp nhận sai số đối với trường hợp tăng giảm TSCĐ trong kỳ dẫn đến khấu hao không đủ 12 tháng trong năm). – Trường hợp NNT không áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng thì tùy trường hợp cụ thể công chức thuế căn cứ vào TM BCTC để xác định từng loại TSCĐ, đồng thời so sánh với quy định có liên quan để ước lượng mức khấu hao NNT trích có phù hợp không. – Trường hợp TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài; công trình, nhà xây dựng trên đất không thuộc quyền sở hữu của NNT; xe ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống, tàu bay dân dụng và du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh có nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng; thì cần xem xét việc trích khấu hao có phù hợp với quy định pháp luật thuế TNDN hay không.

8. Dự phòng tổn thức các khoản đầu tư dài hạn: Dư CÓ TK 229 Qua phân tích hồ sơ, nếu TK 229 phát sinh số dư CÓ thì công chức thuế xem xét TM BCTC và có thể trao đổi với NNT để làm rõ nội dung sau đây: – Xác định số dư đầu/ cuối kỳ, số đã trích thêm hoặc số đã hoàn nhập giảm chi phí. – Các khoản đầu tư tài chính dài hạn (chi tiết theo từng nơi đầu tư). – BCĐKT của tổ chức kinh tế năm trước liền kề thời điểm trích lập dự phòng mà NNT có đầu tư tài chính dài hạn. – Trên cơ sở đó, đánh giá việc NNT trích hoặc đã hoàn nhập phù hợp với quy định hay không.

Rủi ro: NNT trích không phù hợp, không hoàn nhập; hoặc không đủ điều kiện theo quy định.

9. Trích quỹ tiền lương: Dư CÓ TK 334 Qua phân tích hồ sơ, nếu TK 334 phát sinh số dư CÓ thì công chức thuế xem xét TM BCTC và có thể trao đổi với NNT để làm rõ nội dung sau đây: – Số thực chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động từ ngày 01 tháng 01 năm sau liền kề đến ngày cuối cùng phải nộp hồ sơ khai quyết toán thuế của năm sau liền kê năm phân tích hồ sơ. – Trường hợp năm trước DN có trích lập quỹ dự phòng tiền lương mà sau 6 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính DN chưa sử dụng hoặc sử dụng không hết quỹ dự phòng tiền lương thì DN phải tính giảm chi phí của năm sau. Riêng từ năm 2013 trở về trước thì tính đến 31/12 của năm sau. – DN khai lỗ thì không được trích quỹ tiền lương (áp dụng từ năm 2011). – Trên cơ sở đó, đánh giá việc NNT trích hoặc đã hoàn nhập phù hợp với quy định hay không.

Quy định mức trích lập quỹ dự phòng tiền lương  

10. Chi phí trả trước: Dư CÓ TK 335 Qua phân tích hồ sơ, nếu TK 335 phát sinh số dư CÓ thì công chức thuế xem xét TM BCTC và có thể trao đổi với NNT để làm rõ nội dung sau đây: – Nội dung trích trước là gì; căn cứ trích, hồ sơ, chứng từ kèm theo (nếu có). – Chi phí trả trước theo kỳ hạn mà đến kỳ hạn chưa chi hoặc chi không hết, chi phí trích trước không phù hợp với doanh thu ghi nhận trong năm. – Trên cơ sở đó, đánh giá việc NNT trích hoặc đã hoàn nhập phù hợp với quy định hay không.

Rủi ro: NNT trích không phù hợp, không hoàn nhập; chi phí phát sinh nhưng không có chứng từ đúng quy định.

11. Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng: Dư CÓ TK 337 Qua phân tích hồ sơ, nếu TK 337 phát sinh số dư CÓ thì công chức thuế xem xét TM BCTC và có thể trao đổi với NNT để làm rõ nội dung sau đây: – Công trình, hạng mục công trình hoặc khối lượng công việc nào đã hoàn thành, nghiệm thu, đã xác định doanh thu tính thuế. – Trên cơ sở đó, đánh giá việc NNT đã khai doanh thu tính thuế đầy đủ chưa.

Rủi ro: Khai thiếu doanh thu tính thuế; hoặc lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định.

12. Trích kinh phí công đoàn, quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quỹ bảo hiểm thất nghiệp: Dư có TK 3382, 3383, 3384, 3389 Qua phân tích hồ sơ, nếu TK 3382, 3383, 3384, 3389 phát sinh số dư CÓ thì công chức thuế xem xét TM BCTC và có thể trao đổi với NNT để làm rõ nội dung sau đây: – Khoản trích có phù hợp với quy định hay không; NNT còn nợ cơ quan bảo hiểm, công đoàn cấp trên hay mức trích tính vào chi phí lớn hơn mức nộp. – Trên cơ sở đó, đánh giá việc NNT trích hoặc đã hoàn nhập phù hợp với quy định hay không.

13. Doanh thu chưa thực hiện: Dư CÓ TK 3387 Qua phân tích hồ sơ, nếu TK 3387 phát sinh số dư CÓ thì công chức thuế xem xét TM BCTC và có thể trao đổi với NNT để làm rõ nội dung sau đây: – Doanh thu chưa thực hiện có phù hợp với pháp luật kế toán và thuế TNDN không. – Trên cơ sở đó, đánh giá việc NNT đã khai doanh thu tính thuế đầy đủ chưa.

Rủi ro: Khai thiếu doanh thu tính thuế GTGT; hoặc trích trước chi phí không tương ứng với doanh thu, xác định ưu đãi thuế TNDN một lần trong trường hợp khai doanh thu tính nhận trước.

14. Các khoản phải trả khác: Dư CÓ TK 3388

Qua phân tích hồ sơ, nếu TK 3388 phát sinh số dư CÓ thì công chức thuế xem xét TM BCTC và có thể trao đổi với NNT để làm rõ nội dung sau đây: – Nội dung chi tiết từng khoản số dư có TK 3388 là gì, có liên quan đến doanh thu tính thuế hoặc chi phí không được trừ hay không. – Trên cơ sở đó, đánh giá việc NNT khai thuế có phù hợp với quy định hay không.

15. Trích quỹ trợ cấp mất việc làm: Dư CÓ TK 351

Qua phân tích hồ sơ, nếu TK 351 phát sinh số dư CÓ thì công chức thuế xem xét TM BCTC và có thể trao đổi với NNT để làm rõ nội dung sau đây: – Số đã trích trong năm, quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH (được ước tính từ số phát sinh nợ TK 3382). – Trên cơ sở đó, đánh giá việc NNT trích phù hợp với quy định hay không.

Một số rủi ro và lưu ý: – NNT trích không phù hợp; hoặc chi phí thực chi không dùng nguồn đã trích để tài trợ. – Từ năm 2012, mọi trường hợp trích lập quỹ trợ cấp mất việc làm và còn số dư cuối kỳ TK 351 đều sai quy định.

16. Dự phòng bảo hành sản phẩm hàng hóa, công trình xây lắp: Dư CÓ TK 352

Qua phân tích hồ sơ, nếu TK 352 phát sinh số dư CÓ thì công chức thuế xem xét TM BCTC và có thể trao đổi với NNT để làm rõ nội dung sau đây: – Chi tiết những sản phẩm, hàng hóa, công trình xấy lắp do NNT thực hiện và đã bán hoặc bàn giao trong niên độ có cam kết bảo hành, kèm theo hồ sơ chứng mình về việc cam kết bảo hành. – Mức trích cho từng sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp. – Thời hạn bảo hành cho từng sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp đã trích các niên độ trước, số thực chi, số dư còn lại. – Trên cơ sở đó, đánh giá việc NNT trích hoặc hoàn nhập phù hợp với quy định hoặc đã hết thời hạn bảo hành nhưng vẫn còn số dư và chưa hoàn nhập.

Rủi ro: NNT trích không phù hợp, không hoàn nhập; hoặc thực hiện chi không dùng nguồn đã trích để tài trợ.

17. Trích và sử dụng quỹ phát triển khoa học & công nghệ: CÓ TK 356

Qua phân tích hồ sơ, nếu TK 356 phát sinh số dư CÓ thì công chức thuế xem xét TM BCTC và có thể trao đổi với NNT để làm rõ nội dung sau đây: – Việc trích lập và thủ tục thông báo:     + Việc trích lập và thủ tục thông báo có phù hợp với quy định của Luật thuế TNDN và các văn bản có liên quan không (mọi trường hợp NNT có dấu hiệu khai quyết toán thuế TNDN không phù hợp đều dẫn đến có dấu hiệu xác định sai việc trích lập quỹ quỹ phát triển khoa học & công nghệ).    + Điều kiện trích lập có phù hợp với quy định tại Thông tư số 15/2011/TT-BTC (áp dụng từ năm 2011), Thông tư 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC (áp dụng từ năm 2016).

– Việc sử dụng:    + Căn cứ báo cáo việc sử dụng quỹ phát triển khoa học và công nghệ (áp dụng từ năm 2009), phụ lục báo cáo trích, sử dụng quỹ khoa học và công nghệ ban hành kèm theo Thông tư số 15/2011/TT-BTC (áp dụng từ năm 2011), Thông tư 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC (áp dụng từ năm 2016); hoặc thuyết minh của NNT về việc sử dụng quỹ khoa học và công nghệ (căn cứ theo sổ chi tiết TK 359)    + Việc sử dụng có phù hợp với quy định của luật thuế TNDN (áp dụng từ năm 2009), Thông tư số 15/2011/TT-BTC (áp dụng từ năm 2011), Thông tư 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC (áp dụng từ năm 2016). – Trên cơ sở đó, đánh giá việc NNT trích lập, sử dụng có phù hợp với quy định hay không.

18. Tăng vốn chủ sở hữu khác: Dư CÓ TK 4113

Trường hợp phát sinh dư CÓ TK 4113 tăng: cần làm rõ các khoản thhu nhập từ việc tài trợ, cho biếu, tặng, .., thuộc thu nhập phải tính thuế TNDN.

19. Chênh lệch do đánh giá lại tài sản tăng: Dư CÓ TK 412

Trường hợp phát sinh dư CÓ TK 412 thì công chức thuế xem xét TM BCTC và có thể trao đổi với NNT để làm rõ nội dung sau đây: Xác định số chênh lệch đánh giá lại tài sản có thuộc trường hợp phải tính thuế TNDN (phần thu nhập khác) hay thuộc trường hợp được ghi nhận tăng vốn.

20. Chênh lệch tỷ giả: Dư CÓ TK 413

– Trường hợp TK 412 phát sinh dư CÓ thì công chức thuế xem xét TM BCTC và có thể trao đổi với NNT để làm rõ nội dung sau đây: + Chi tiết các khoản đánh giá lại các khoản mục tiền có gốc ngoại tệ. + Đối chiếu với pháp luật về kế toán để xác định sự phù hợp theo pháp luật về kế toán. + Đối chiếu với pháp luật về thuế TNDN để xác định sự phù hợp theo pháp luật về thuế TNDN.

– Trường hợp đối chiếu số phát sinh TK 413 trên BCĐPS (nếu có) ghi nhận nếu (số phát sinh có – số dư nợ đầu kỳ) là số dương thì công chức thuế xem xét TM BCTC và có thể trao đổi với NNT để làm rõ nội dung sau đây: + Chênh lệch đánh giá lại các khoản mục tiền tệ cuối kỳ đã hạch toán và chi phí thuộc trường hợp nào. + Đối chiếu với pháp luật về thuế TNDN để xác định sự phù hợp theo pháp luật về thuế TNDN, đồng thời đối chiếu tờ khai quyết toán thuế TNDN xem NNT có điều chỉnh tăng tổng lợi nhuận trước thuế TNDN không.

21. Số dư CÓ TK 421 năm nay lớn hơn lợi nhuận kế toán

Trường hợp phát sinh dư CÓ TK 421 năm nay – chi phí thuế TNDN – số trích lập các quỹ từ thu nhập sau thuế năm nay không phù hợp với lợi nhuận trước thuế trên BC KQHĐKD thì công chức thuế xem xét TM BCTC và có thể trao đổi với NNT để làm rõ nội dung sau đây: Xác định số chênh lệch có thuộc thu nhập chịu thuế TNDN hay không

Rủi ro: – Thuế TNCN đối với khoản lợi tức chia cho các cổ đông là cá nhân. – Thuế TNDN các khoản chi thưởng doanh nghiệp hạch toán trực tiếp vào TK 421. – Khoản nộp lợi nhuận sau thuế đối với doanh nghiệp nhà nước.

22. Số dư CÓ TK 331

Trường hợp phát sinh số dư CÓ TK 331 thì công chức thuế có thể trao đổi với NNT để làm rõ nội dung sau đây: – Chi tiết TK 331 theo từng khách hàng; – Sổ chi tiết từng khách hàng; – Hợp đồng kinh tế để xác định thời hạn chậm trả; – Đối chiếu trường hợp thời gian chậm trả giữa sổ chi tiết từng khách hàng và Hợp đồng kinh tế;

Một số rủi ro và lưu ý: – NNT không điều chỉnh giảm thuế GTGT được khấu trừ trong trường hợp thanh toán chậm trả sau trường hợpời hạn quy định tại Hợp đồng kinh tế. – Thuế TNCN đối với các khoản lợi tức chia cho các cổ đông là cá nhân. Việc điều chỉnh giảm thuế GTGT khấu trừ do thanh toán chậm trả sau trường hợp thời hạn quy định tại Hợp đồng kinh tế áp dụng trước ngày 15/11/2014.

23. Số phát sinh TK 511 chênh lệch so với tổng doanh thu TK thuế GTGT 12 tháng/4 quý hoặc số phát sinh CÓ TK 155/156 chênh lệch so với TK 632:

– Trường hợp số phát sinh CÓ TK 511 chênh lệch so với tổng doanh thu TK thuế GTGT 12 tháng/4 quý thì thì công chức thuế có thể trao đổi với NNT để làm rõ nội dung sau đây: + Các khoản doanh thu giảm trừ; + Các khoản doanh thu chi nhánh hạch toán phụ thuộc; + Các khoản liên quan đến doanh thu thuộc trường hợp lập hóa đơn khai thiếu thuế GTGT nhưng hạch toán vào TK khác như TK 711, 515, 3387, 131,…;

– Trường hợp số phát sinh CÓ TK 155/156 chênh lệch so với TK 632 thì công chức thuế có thể trao đổi với NNT để làm rõ nội dung sau đây: + Nếu số phát sinh CÓ TK 155/156 LỚN hơn TK 632 thì cần xem xét thành phẩm, hàng hóa xuất kho để làm gì, nếu biếu, tặng có đáp ứng quy định của pháp luật thuế không. + Nếu số phát sinh CÓ TK 155/156 NHỎ hơn TK 632 thì cần xem xét các khoản chi phí nào hạch toán vào TK 632, việc trích dự phòng có phù hợp không.

Một số rủi ro và lưu ý: – NNT khao thiếu doanh thu tính thuế GTGT hoặc doanh thu tính thuế TNDN. – Hàng biếu, tặng không đúng quy định của pháp luật về thương mại; Trường hợp cớ thể kết hợp với mục 1.23 số phát sinh TK 511 chênh lệch so với tổng Doanh thu TK thuế GTGT 12 tháng/4 quý để phân tích thêm. – Hàng biếu tặng khuyến mại không đáp ứng theo quy định của pháp luật về thương mại, nhưng doanh nghiệp lập hóa đơn đúng quy định thì chỉ xử lý về thuế GTGT.

24. Số phát sinh CÓ TK 112 nhỏ hơn NỢ TK 331

Trường hợp số phát sinh CÓ TK 112 nhỏ hơn NỢ TK 331 thì công chức thuế có thể trao đổi với NNT đê làm rõ các khoản thanh toán công nợ không thanh toán qua ngân hàng thuộc trường hợp: – Thanh toán bù trừ thì cần xem hợp đồng kinh tế và các biên bản đối chiếu công nợ; – Các thanh toán bằng tiền mặt đối với các hóa đơn từ 20 triệu trở lên.

Một số rủi ro và lưu ý: – Trường hợp này ít phát sinh vì thực tế phát sinh số phát sinh có TK 112 có thể liên quan đến việc thanh toán bằng chuyển khoản đối với trường hợp thanh toán này, hoặc thanh toán các khoản chi phí qua ngân hàng như thanh toán lương, hoặc doanh nghiệp rút tiền – Không được khấu trừ thuế GTGT đối với trường hợp không đáp ứng điều kiện thanh toán qua ngân hàng hoá đơn từ 20 triệu trở lên (áp dụng từ ngày 01/01/2009). – Không được tính vào chi phí được trừ đối với trường hợp không đáp ứng điều kiện thanh toán qua ngân hàng hoá đơn từu 20 triệu trở lên (áp dụng từ 02/08/2014)

25. Số phát sinh CÓ TK 711 phát sinh lớn

Trường hợp số phát sinh CÓ TK 711 phát sinh lớn thì công chức thuế có thể trao đổi với NNT đê làm rõ nội dung: – Các khoản thu hỗ trợ (nếu có) có thuộc doanh thu chịu thuế GTGT không, có lập hóa đơn khai thuế GTGT không. – Các khoản thanh lý tài sản, phế liệu, phế phẩm thuộc doanh thu chịu thuế GTGT không, có lập hoá đơn khao thếu GTGT không.

Lưu ý: Trường hợp có thể kết hợp với mực 1.23 số phát sinh TK 511 chênh lệch so với tồng doanh thu TK thuế GTGT 12 tháng/4 quý để phân tích thêm.

Trích Cẩm nang Thanh tra Kiểm tra Thuế

0 0 votes
Article Rating

Tags :

Tax – Accounting – Finance

Share This :

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

21
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x