SỬ DỤNG HÓA ĐƠN ĐẦU VÀO KHÔNG HỢP LỆ, HỢP LÝ VÀ HỢP PHÁP

Tax – Accounting – Finance

  1. Thế nào là sử dụng hóa đơn bất hợp pháp?

     – Căn cứ vào Điều 22 quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC:

“Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là việc sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng.             Hóa đơn giả là hóa đơn được in hoặc khởi tạo theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc in, khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn.                                                                                                                               Hóa đơn chưa có giá trị sử dụng là hóa đơn đã được tạo theo hướng dẫn tại Thông tư này, nhưng chưa hoàn thành việc thông báo phát hành.                                                                                                                                                                  Hóa đơn hết giá trị sử dụng là hóa đơn đã làm đủ thủ tục phát hành nhưng tổ chức, cá nhân phát hành thông báo không tiếp tục sử dụng nữa; các loại hóa đơn bị mất sau khi đã thông báo phát hành được tổ chức, cá nhân phát hành báo mất với cơ quan thuế quản lý trực tiếp; hóa đơn của các tổ chức, cá nhân đã ngừng sử dụng mã số thuế (còn gọi là đóng mã số thuế).”

     – Ngoài các trường hợp nêu trên thì tại Điều 4 Nghị định 125/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/12/2020 đã bổ sung thêm các trường hợp sau: 

Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp là hành vi sử dụng:

  • Hóa đơn bị ngừng sử dụng trong thời gian bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn, trừ trường hợp được phép sử dụng theo thông báo của cơ quan thuế;
  • Hóa đơn điện tử không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế;
  • Hóa đơn điện tử chưa có mã của cơ quan thuế đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;
  • Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn từ ngày cơ quan thuế xác định bên bán không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn, chứng từ trước ngày xác định bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhưng cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là hóa đơn, chứng từ không hợp pháp
  1. Mức phạt khi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp:

Theo quy định tại Điều 28, Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì: “Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa, trừ trường hợp được quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 16 và điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

  1. Cách xử lý hóa đơn bất hợp pháp:

        Bước 1: Thu hồi, hủy hóa đơn bất hợp pháp                                                                                                                                              Bước 2: Kê khai, điều chỉnh các loại thuế, hóa đơn đầu vào, cụ thể:

  • Nếu hóa đơn đó chưa kê khai, hạch toán thì không kê khai hóa đơn đó và số tiền thuế GTGT đó cũng là chi phí bị loại, không được khấu trừ.
  • Nếu hóa đơn đó đã kê khai, hạch toán thì kê khai điều chỉnh giảm thuế GTGT được khấu trừ trên tờ khai thuế GTGT, điều chỉnh hạch toán thuế GTGT trên sổ sang chi phí không được khấu trừ. Trong trường hợp, việc điều chỉnh làm phát sinh thuế phải nộp hoặc Doanh nghiệp đã xin hoàn thuế, Doanh nghiệp sẽ bị truy thu thuế, phạt chậm nộp thuế.

0 0 votes
Article Rating

Tags :

Tax – Accounting – Finance

Share This :

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x