CÁCH VIẾT HÓA ĐƠN – HẠCH TOÁN VỀ CHIẾT KHẤU THƯƠNG MẠI

Tax – Accounting – Finance, Tin tức – Sự kiện mới

1. Chiết khấu thương mại (CKTM)?
CKTM là khoản tiền chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá đã niêm yết, doanh nghiệp đã giảm trừ cho những khách hàng đã mua sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa với một số lượng lớn để hưởng chế độ chiết khấu đã được thỏa thuận trên HĐKT hoặc dựa trên cam kết mua – bán hàng hóa.

CKTM có nhiều hình thức thực hiện cụ thể như sau:
– Theo từng lần mua hàng (Giảm giá hàng bán ngay trong lần mua hàng đầu tiên)
– Sau nhiều lần mua hàng (Sau nhiều lần mua hàng mới đạt khối lượng hưởng chiết khấu).
– Sau chương trình khuyến mại (Sau khi đã xuất hóa đơn bán hàng rồi mới tính toán chiết khấu được hưởng trong kỳ).

Mỗi hình thức chiết khấu đều có những quy định riêng và thực hiện xuất hóa đơn, kê khai thuế khác nhau.

2. Cách viết hóa đơn CKTM
Theo Khoản 2.5 Phụ lục 4 của Thông tư số 39/2014/TT-BTC Quy định các viết hóa đơn CKTM, thì có 3 trường hợp như sau:
a. Chiết khấu theo từng lần mua:
Trên hóa đơn GTGT ghi giá bán đã CKTM dành cho khách hàng, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.

Ví dụ 1: Công ty A có chương trình mua 1 bộ điều hoà Samsung trị giá 15 triệu/bộ. CKTM ngay 10% trên sp.
=> Giá bán chưa thuế là: 15. لعبة روليت مجاني 000.000 – 1.500.000 = 13.500.000
=> Cách viết trên hóa đơn:

STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 2 3 4 5 6=4×5
01 Điều hoà Samsung bộ 10 13.500.000 13.500.000
Cộng tiền hàng: 13.500.000
Thuế suất GTGT:                                                       10 % Tiền thuế GTGT   1.350.000
Tổng cộng tiền thanh toán 14.850.000

Chú ý: Trên hóa đơn không được phép ghi (-) âm.

b. Chiết khấu thương mại theo số lượng, doanh số:
Số tiền chiết khấu được điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Thường thì có 2 tình huống xảy ra:

– Nếu số tiền chiết khấu – giảm giá NHỎ HƠN số tiền trên hoá đơn lần cuối cùng => Thì có thể trừ trực tiếp trên hoá đơn cuôi cùng đó

Ví dụ 2: Công ty A ký hợp đồng số 012/KTTU với công ty B.
Nếu mua 10 bộ điều hoà Samsung trị giá 15 triệu/bộ thì CKTM 10% trên sp.
– Lần 1: Công ty B mua 3 bộ. شركة بوين Xuất hoá đơn giá chưa chiết khấu 15 triệu/bộ vì chưa đủ số lượng. بيت ٣٦٥
– Lần 2: Công ty B mua 3 bộ. Xuất hoá đơn giá chưa chiết khấu 15 triệu/bộ vì chưa đủ số lượng.
– Lần 3: Công ty B mua 4 bộ. Đã đủ 10 bộ, công ty sẽ được chiết khấu 10%.
=> Tổng số tiền CKTM = 1.500.000 x 10 = 15.000.000 nhỏ hơn hoá đơn cuối cùng
(Lần 3 = 4 bộ x 15tr = 60tr)
=> Nên có thể trừ số tiền chiết khấu vào hoá đơn này.
=> Cách viết hoá đơn CKTM lần cuối cùng như sau:

STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 2 3 4 5 6=4×5
01 Điều hoà Samsung bộ 4 15.000.000 60.000.000
(Chiết khấu thương mại 10% theo hợp đồng số 012/KTTU ngày 2/12/2018) bộ 10 1.500.000 15.000.000
Cộng tiền hàng: 45.000.000
Thuế suất GTGT:                                                       10 % Tiền thuế GTGT   4.500.000
Tổng cộng tiền thanh toán 49.500.000

– Nếu số tiền chiết khấu – giảm giá LỚN HƠN số tiền trên hoá đơn lần cuối cùng thì phải lập hoá đơn điều chỉnh giảm kèm bảng kê các hoá đơn trước đó.

Ví dụ 3: Công ty A ký hợp đồng số 012/KTTU với công ty B.
Nếu mua 10 bộ điều hoà Samsung trị giá 15 triệu/bộ thì chiết khấu 11%.
– Lần 1: Công ty B mua 4 bộ. Xuất hoá đơn giá chưa chiết khấu 15 triệu/bộ vì chưa đủ số lượng.
– Lần 2: Công ty B mua 5 bộ. Xuất hoá đơn giá giá chưa chiết khấu 15 triệu/bộ vì chưa đủ số lượng.
– Lần 3: Công ty B mua 1 bộ. Lần này đã đủ 10 bộ, công ty sẽ được chiết khấu 11%.
=> Tổng số tiền chiết khấu là: 1.650.000 x 10 = 16.500.000 lớn hơn hoá đơn cuối cùng (Lần 3 = 1 bộ x 15tr = 15tr)
=> Nên không thể trừ hoá đơn cuối cùng ngày
=> Mà sẽ phải lập 1 hoá đơn điều chỉnh giảm kèm bảng các hoá đơn lần 1,2,3,
=> Cách viết hoá đơn điều chỉnh giảm như sau:

STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 2 3 4 5 6=4×5
01 Điều chỉnh giảm số tiền, tiền thuế do chiết khấu thương mại 11% theo theo hợp đồng số 012/KTTU ngày 2/12/2018) kèm theo bảng kê các hoá đơn số … bộ 10 1.650.000 16.500.000
Cộng tiền hàng: 16.500.000
Thuế suất GTGT:                                                                                     10 % Tiền thuế GTGT   1.650.000
Tổng cộng tiền thanh toán 18.150.000

c. Chiết khấu thương mại theo số lượng, doanh số:
Số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì phải lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hoá đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh.

– Cách viết hoá đơn cũng tương tự như trường hợp 2 bên trên.
=> Cách viết hoá đơn điều chỉnh giảm như sau:

STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 2 3 4 5 6=4×5
01 Điều chỉnh giảm số tiền, tiền thuế do chiết khấu thương mại 11% theo theo hợp đồng số 012/KTTU ngày 2/12/2018) kèm theo bảng kê các hoá đơn số … bộ 10 1.650.000 16.500.000
Cộng tiền hàng: 16.500.000
Thuế suất GTGT:                                                                                   10 % Tiền thuế GTGT   1.650.000
Tổng cộng tiền thanh toán 18.150.000

3. Hạch toán chiết khấu thương mại:
a. Chiết khấu – Giám giá ngay khi mua hàng:
Nếu trên hóa đơn GTGT ghi giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT

– Cách hạch toán chiết khấu thương mại bên bán hàng:
Nợ TK 111, 112, 131 – Tổng số tiền trên hoá đơn
      Có 511 – Tổng số tiền (chưa có Thuế)
      Có 3331 – Thuế GTGT

– Cách hạch toán chiết khấu thương mại được hưởng: Nợ TK 156 – Tổng số tiền (chưa có Thuế)
Nợ TK 1331- Thuế GTGT
      Có TK: 111, 112, 331: Số tiền trên hoá đơn
Vì số tiền CKTM đã trừ trước khi viết hóa đơn (tức là trên hóa đơn là giá đã giảm rồi) nên hạch toán theo số tiền trên hóa đơn. (Trường hợp này thì khi hạch toán không phản ánh khoản CKTM).

b. Mua hàng nhiều lần khi đạt đến số lượng, doanh số thì được hưởng chiết khấu – giảm giá
Số tiền chiết khấu của hàng hoá đã bán được tính điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau.

Ví dụ 1: Hạch toán chiết khấu thương mại – Giảm giá hàng bán – NHỎ HƠN:
– Hoá đơn lần 1 và 2: Các bạn hạch toán như bình thường nhé.
– Hoá đơn lần 3: Hạch toán như sau:

– Cách hạch toán chiết khấu thương mại bên bán hàng:
Nợ TK 131, 111, 112 (Tổng số tiền đã chiết khấu): 49.5000.000
      Có 511 (Tổng số tiền đã chiết khấu): 45.000.000
      Có 3331 (Thuế GTGT): 4.500.000

– Cách hạch toán chiết khấu thương mại được hưởng:
Nợ TK 156 (Giá trên hoá đơn): 45.000.000
Nợ TK 1331 (Thuế GTGT): 4.500.000
      Có TK 111, 112, 331 (Số tiền đã trừ khoản chiết khấu): 49.5000.000

Ví dụ 2: Hạch toán chiết khấu thương mại – Giảm giá hàng bán – LỚN HƠN:
– Hoá đơn lần 1, 2 và 3: Các bạn hạch toán như bình thường nhé.
– Hoá đơn điều chỉnh giảm bên trên sẽ hạch toán như sau

– Cách hạch toán chiết khấu thương mại bên bán hàng:
     + Phản ánh số tiền chiết khấu thương mại:
Nợ TK 521 (Số tiền Chiết khấu thương mại) :16.500.000 (TT 133 – Nợ 511)
Nợ TK 3331 (Số tiền thuế GTGT được điều chỉnh giảm): 1.650.000
      Có TK 131, 111, 112 : 18.150.00

      + Cuối kỳ kế toán, kết chuyển ghi: (TT 133)
Nợ TK 511 (Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ)
       Có TK 521 (Các khoản giảm trừ doanh thu)

– Cách hạch toán chiết khấu thương mại được hưởng:
       + Nếu hàng chiết khấu thương mại đó còn tồn trong kho ghi giảm giá trị hàng tồn kho:
Nợ TK 331, 111, 112….(Số tiền CKTM)
     Có TK 156 (Giảm giá trị hàng tồn kho.)
     Có TK 1331 (Giảm số thuế đã được khấu trừ)

     + Nếu hàng đó đã bán thì ghi giảm giá vốn hàng bán:
Nợ TK 331, 111, 112….(Số tiền Chiết khấu thương mại)
      Có TK 632 (Giảm giá vốn)
      Có TK 1331 (Giảm số thuế đã được khấu trừ)

     + Nếu hàng đó đã đưa vào sản xuất kinh doanh, quản lý … thì ghi Giảm Chi phí đó:
Nợ TK 331, 111, 112….(Số tiền Chiết khấu thương mại)
       Có TK 154, 642 … (Giảm chi phí tương ứng)
       Có TK 1331 (Giảm số thuế đã được khấu trừ)

       + Nếu hàng đó đã sử dụng cho hoạt động xây dựng cơ bản thì ghi giảm chi phí xây dựng cơ bản:
Nợ TK 331, 111, 112….(Số tiền Chiết khấu thương mại)
      Có TK 241 (Giảm chi phí xây dựng cơ bản)
      Có TK 1331 (Giảm số thuế đã được khấu trừ)

0 0 votes
Article Rating

Tags :

Tax – Accounting – Finance, Tin tức – Sự kiện mới

Share This :

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

61
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x