CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC

Tin tức – Sự kiện mới

Tham gia bảo hiểm xã hội là quyền lợi nhưng cũng là trách nhiệm của cả người lao động và người sử dụng lao động. Với những thay đổi về chính sách tiền lương trong những ngày qua, chúng tôi tổng hợp và cập nhập các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc. 

A. Chế độ ốm đau: 

Căn cứ Điều 6 Nghị định 143/2018/NĐ-CP và điều 25, 26, 27, 28 Luật BHXH 2014 đã nêu rõ về điều kiện hưởng, thời gian và mức hưởng chế độ ốm đau:

1. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau:

– Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
– Người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Lưu ý: sẽ không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp:
+ Bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy.
+ Nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
+ Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về BHXH.

2. Thời gian hưởng chế độ ốm đau:

a. Bản thân ốm: Người lao động làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng:
– Tối đa 30 ngày/năm, nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm.
– Tối đa 40 ngày/năm, nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.
– Tối đa 60 ngày/năm, nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên. bwin شركة
Với ngành nghề nặng nhọc, độc hại: được thêm 10 ngày/năm so với điều kiện bình thường.
b. Ốm dài ngày:
– Theo danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày của Bộ Y Tế.
– 180 ngày bao gồm nghỉ lễ, tết, nghỉ hàng tuần (75%).
– Nếu quá 180 ngày thì chỉ tối đa bằng thời gian đóng BHXH.
c. Con ốm
– 20 ngày làm việc/năm nếu con < 3 tuổi.
– 15 ngày làm việc/năm nếu con 3 tuổi < x < 7 tuổi.
d. Chế độ ốm đau đủ thời gian trong năm mà chưa hồi phục thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe:
– Trong khoảng 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày trong một năm.
– Trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định như sau:
+ Tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;
+ Tối đa 07 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật;
+ Bằng 05 ngày đối với các trường hợp khác.

3. Mức hưởng chế độ ốm đau

– Lao động nước ngoài ốm đau được hưởng tối đa 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
– NLĐ ốm dài ngày > 180 ngày. Những ngày sau tính theo công thức:
+ 65% nếu đóng BHXH > 30 năm.
+ 55% nếu đóng BHXH 15 năm < t < 30 năm.
+ 50% nếu đóng BHXH < 15 năm.
– Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.

B. Chế độ thai sản:

Căn cứ Điều 7 Nghị định 143/2018/NĐ-CP và điều 31, 32, 33, 34, 36, 37, 38 Luật an toàn, vệ sinh lao động đã nêu rõ về điều kiện hưởng, thời gian và mức hưởng chế độ thai sản:

1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản:

– Lao động nữ mang thai.
– Lao động nữ sinh con.
– Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ. العاب اون لاين مجانا
– Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi.
– Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
– Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
Lưu ý:
+ Lao động nữ phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con, mang thai hộ hoặc nhận nuôi con nuôi.
+ Đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

2. Thời gian hưởng chế độ thai sản:

a. Thời gian hưởng chế độ khi khám thai:
– Lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày;
– Trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
b. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý:
– Thai dưới 05 tuần tuổi: 10 ngày
– Thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi: 20 ngày
– Thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi: 40 ngày
– Thai từ 25 tuần tuổi trở lên: 50 ngày
c. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

Điều kiện Thời gian nghỉ(*)
Lao động nữ Trước và sau khi sinh con 6 tháng
Trước khi sinh Tối đa không quá 02 tháng
Sinh đôi trở lên Tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng
Lao động nam 05 ngày làm việc
Sinh con phải phẫu thuật/ sinh con dưới 32 tuần tuổi 07 ngày làm việc
Sinh đôi 10 ngày làm việc
Sinh ba trở lên Cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày
Sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật 14 ngày làm việc

(*)
– Tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày con được sinh ra.
– Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng BHXH.
– Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên đối với người lao động làm việc trong điều kiện trên.
Ngoài ra:
– Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con;
– Nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết và thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng.
– Trường hợp mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật.
d. Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi:
Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
e. Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai:
– 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai.
– 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.

3. Mức hưởng chế độ thai sản:

Mức hưởng (*) Mức hưởng một tháng (**) Bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản
Mức hưởng một ngày Bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày
Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi (***) Tính theo mức trợ cấp tháng

(*) Mức hưởng chế độ thai sản của người lao động không được điều chỉnh khi Chính phủ điều chỉnh tăng mức lương cơ sở, mức lương tối thiểu vùng.
(**) Trường hợp người lao động đóng BHXH chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH.
(***) Trường hợp có ngày lẻ mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

Lưu ý: 
– Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc. Nếu thời gian đóng BHXH không liên tục thì được cộng dồn.
– Trường hợp lao động nữ đi làm cho đến thời điểm sinh con mà tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi thì mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc, bao gồm cả tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

C. Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Căn cứ Điều 8 Nghị định 143/2018/NĐ-CP và điều 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52 Luật BHXH 2014 đã nêu rõ về điều kiện hưởng, mức hưởng chế độ bảo hiểm TNLĐ và BNN:

1. Điều kiện được hưởng:

a. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động:
– Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc.
– Bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động, hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động.
– Bị tai nạn trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
– Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn. مراهنات سباق الخيل
b. Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp:
– Bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
– Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.

2. Chế độ hưởng trợ cấp tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp:

a. Trợ cấp tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp một lần:
– Điều kiện hưởng: Suy giảm KNLĐ từ 5% – 30%
– Mức trợ cấp = Mức trợ cấp theo mức SGKNLĐ + Mức trợ cấp theo số năm đã đóng BHXH.
Trong đó:
+ Mức trợ cấp theo mức suy giảm khả năng LĐ: Suy giảm 5% = 05 lần mức lương cơ sở; Thêm 1% = thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.
+ Mức trợ cấp theo số năm đã đóng BHXH: Đóng BHXH từ dưới 1 năm = 0,5 tháng lương đóng BHXH liền kề trước khi nghỉ để điều trị; Thêm 1 năm đóng BHXH= thêm 0,3 tháng lương đóng BHXH liền kề trước khi nghỉ để điều trị.
b. Trợ cấp tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp hàng tháng:
– Điều kiện hưởng: Suy giảm KNLĐ từ 31%
– Mức trợ cấp = Mức trợ cấp theo mức suy giảm khả năng LĐ + Mức trợ cấp theo số năm đã đóng BHXH.
Trong đó:
+ Mức trợ cấp theo mức suy giảm khả năng LĐ: Suy giảm 31% = 30% mức lương cơ sở; Thêm 1% = thêm 2% mức lương cơ sở.
+ Mức trợ cấp theo số năm đã đóng BHXH: Đóng BHXH từ dưới 1 năm = 0,5% tháng lương đóng BHXH liền kề trước khi nghỉ để điều trị; Thêm 1 năm đóng BHXH= thêm 0,3% tháng lương đóng BHXH liền kề trước khi nghỉ để điều trị.
c. Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp:
Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở
d. Các chế độ khác:
– Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật.
– Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở.

3. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật:

Điều kiện hưởng: Được nghỉ tối đa 10 ngày;
Mức hưởng:
– Được hưởng 25% mức lương cơ sở/ngày nếu nghỉ tại gia đình;
– 40% mức lương cơ sở/ngày nếu nghỉ tại cơ sở tập trung.
Trợ cấp khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở.

D. Bảo hiểm xã hội 1 lần

Căn cứ Điều 60 Luật BHXH 58/2014 và điều 1 Nghị quyết 93/2015 đã nêu rõ về điều kiện hưởng, thời gian và mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần:

1. Các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được căn cứ theo khoản 1 điều 2 của Luật BHXH 58/2014:

– Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa NSDLĐ với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.
– Người làm việc theo hợp đồng lao động thời vụ.
– Cán bộ, công chức, viên chức.
– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.
– Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.
– Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
– Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

2. Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần:

Căn cứ khoản 1 Điều 60 Luật BHXH 58/2014 và điều 1 Nghị quyết 93/2015 Quy định điều kiện hưởng trợ cấp BHXH 1 lần:

“…1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu…”

“…Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần…”

Như vậy,hưởng BHXH 1 lần khi đáp ứng một trong các điều kiện:
+ Đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đóng đủ 20 năm BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện;
+ Không đủ tuổi hưởng lương hưu và chưa đóng đủ 20 năm BHXH không tiếp tục tham gia BHXH sau 1 năm nghỉ việc;
+ Đóng đủ 20 năm BHXH và đủ điều kiện hưởng lương hưu; nhưng ra nước ngoài định cư hoặc bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng.

Lưu ý: Nếu bạn là lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn đã tham gia BHXH từ đủ 15 năm trở lên thì không được hưởng BHXH một lần.

3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần

a. Mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:
– 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014;
– 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
– Trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
b. Mức hưởng BHXH một lần thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 60, Luật BHXH 2014 không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
c. Mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần của một số trường hợp khác:
– Trường hợp chưa đóng đủ 1 năm: 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng BHXH, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
– Trường hợp có tháng lẻ: Thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
– Trường hợp có thời gian đóng BHXH tự nguyện và bắt buộc
+ Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của từng thời kỳ.
+ Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính bằng tổng số tiền Nhà nước hỗ trợ của từng tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. 
+ Mức hỗ trợ của từng tháng được tính theo công thức sau: Số tiền nhà nước hỗ trợ tháng i = 0,22 x Chuẩn nghèo khu vực nông thôn tại tháng i x tỷ lệ hỗ trợ của nhà nước tại tháng i

 

0 0 votes
Article Rating

Tags :

Tin tức – Sự kiện mới

Share This :

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

1
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x